Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 12-2022: Tiếp tục giải bài toán nhà ở xã hội

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giá nhà ở các đô thị lớn luôn có xu hướng tăng khiến chi tiêu cho nhà ở chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách các hộ gia đình.

Tuy vậy, theo tiến sĩ Võ Đình Trí trong bài viết của mình trên KTSG phát hành sáng mai (24-3), nhiều chính phủ vẫn cố gắng thông qua các chính sách để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội (bài tựa đề Chính sách nhà ở bao trùm).

Nhìn vào quá trình phát triển các mô hình nhà ở xã hội tại Việt Nam cho đến nay, tác giả Phan Minh Ngọc (bài Mô hình nhà ở xã hội nào cho Việt Nam?) cho rằng mô hình thích hợp của nhà ở xã hội nên dành để cho thuê, kể cả cho thuê dài hạn (chứ không phải bán đứt cho người mua), và có thể lấy lại khi người thuê không còn thỏa mãn các điều kiện được tiếp tục thuê.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Nền kinh tế đang cần phản ứng chính sách linh hoạt (mục Ý kiến): Thu ngân sách những năm qua liên tục tăng. Điều Nhà nước cần làm ngay lúc này là giảm thuế để bớt gánh nặng cho người dân. Đây cũng là giải pháp tốt giúp phục hồi kinh tế.

Fed tăng lãi suất – Việt Nam vẫn cần thêm thời gian (Thụy Lê): Để đề phòng lạm phát có thể bứt tốc ngoài tầm kiểm soát, Việt Nam cần những giải pháp kiểm soát bao gồm đảm bảo chuỗi cung ứng trong nước, các kênh phân phối mặt hàng thiết yếu vận hành trơn tru, linh hoạt.

Áp lực nào cho chính sách tiền tệ năm 2022? (Phạm Tâm Long): Nguồn cung lúa mì khan hiếm có thể thúc đẩy sử dụng các hàng hóa thay thế như lúa gạo. Giá lương thực thực phẩm nếu tăng mạnh sẽ là nguy cơ tiềm tàng cho lạm phát trong năm nay.

Khi ứng dụng khai thuế trong nước và ngoài nước “song kiếm hợp bích” (Trương Trọng Hiểu): Tổng cục Thuế chính thức ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam để họ đăng ký, kê khai, nộp thuế.

VN-Index “sống sót” qua tuần có nhiều sự kiện bất lợi! (Thanh Thủy): VN-Index đã vượt qua được tuần hội tụ các sự kiện bất lợi bao gồm phiên đáo hạn phái sinh, đợt tái cơ cấu của các quỹ ETF quí 1-2022, và nhất là sự kiện Cục Dự trữ liên bang Mỹ khởi động quá trình tăng lãi suất.

Động lực nào để ngành ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu lãi lớn? (Tuệ Nhiên): Bất chấp tình hình chiến sự tại Ukraine, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như áp lực từ lạm phát, các ngân hàng trong nước tiếp tục đặt mục tiêu lãi lớn và chia cổ tức cao. Đâu là động lực cho động thái này?

Triển vọng lạc quan cho cổ phiếu lương thực (Triêu Dương): Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine không chỉ đẩy giá các mặt hàng năng lượng, nhiên liệu,  nguyên liệu thô và kim loại, mà còn cả với các mặt hàng lương thực.

Ngành hàng không phục hồi sau hai năm “đóng băng” (Đăng Linh): Thời điểm ngành hàng không phục hồi mạnh nhất được nhận định sẽ diễn ra kể từ quí 2 năm nay. Trên thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu hàng không đã tăng giá.

Xu hướng du lịch mới sau dịch Covid-19 (Đào Loan): Các hoạt động du lịch hậu Covid-19 có xu hướng du lịch theo nhóm nhỏ, tránh tiếp xúc; du lịch xanh, bền vững, hạ tầng y tế tốt, giá tốt; tập trung phân khúc khách hàng là doanh nghiệp…

Tháng 3 đón những “vị khách vàng” (Minh Duy): Vài tháng gần đây, lượng khách đoàn đi du lịch kết hợp tham gia các sự kiện (MICE) có sự tăng trưởng tốt, hứa hẹn là phân khúc hồi phục sớm sau dịch.

Đà Nẵng háo hức đón khách quốc tế (Nhân Tâm): Trước và sau thời điểm mở cửa du lịch vào ngày 15-3, nhiều cuộc họp và sự kiện liên tiếp được thành phố Đà Nẵng tổ chức để chuẩn bị đón du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Một Huế yêu kiều (Ngọc Trân): Huế yêu kiều như một nàng thơ…

Con đường vòng để nông sản Việt đạt chuẩn quốc tế (Hồ Nguyên Thảo): Organic JAS là tấm vé thông hành để nông sản Việt Nam vào thị trường khổng lồ của Nhật Bản và thế giới.

Những điều cần lưu ý khi làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp (Đoàn Thị Quỳnh Như – Hoàng Minh Khánh): Pháp luật lao động bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp như thế nào?

Tạo lại việc làm đã mất (Trần Thanh Tâm): Một số biện pháp có thể giúp doanh nghiệp tạo lại việc làm đã mất do đại dịch Covid-19, theo tài liệu từ một hội nghị trực tuyến về phát triển Đông Nam Á diễn ra tuần trước.

Lỗ hổng nghiêm trọng sao lại xuất hiện dễ dàng? (Song Nghi): Cuối tuần qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ hai trạm phát sóng di động bị xem là có liên quan đến tin nhắn SMS giả mạo lừa đảo tại TPHCM suốt hơn một năm qua.

Xử thế với thuế chuyển nhượng bất động sản: Luật có cấm ghi thấp hơn giá thực tế đâu! (LS. Trương Thanh Đức): Để người dân thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế thì ngoài quyền thu thuế, Nhà nước cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi trong việc triển khai, trước hết là phải sửa đổi pháp luật theo hướng rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và thấu tình, đạt lý.

Hoàn thiện chế định bảo lãnh ngân hàng đối với dự án bất động sản (Thân Trọng Lý – Nguyễn Trương Bảo Uyên): Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó phải kể đến hoạt động mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, cho dù đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan được ban hành nhằm điều chỉnh vấn đề này.

Bài học gì từ một vụ tranh chấp quyền tác giả sách? (Lê Thiên Hương): Trong mọi trường hợp, đăng ký quyền tác giả hay giao kết hợp đồng bằng văn bản khi khai thác tác phẩm là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo quyền lợi của tác giả.

Xử lý dữ liệu cá nhân có cần chủ thể đồng ý không? (Huỳnh Thiên Tứ): Việt Nam một mặt cần khẳng định quyền của chủ thể dữ liệu đối với các thông tin cá nhân, nhưng mặt khác cũng cần trao quyền cho các doanh nghiệp, tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, chủ động xây dựng quy chuẩn, đẩy mạnh công tác kiểm định, đánh giá tín nhiệm.

Trong Covid, càng cần chú ý cybersquatting! (Lê Thiên Hương): “Cybersquatting” là việc cố tình sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của người khác để đăng ký tên miền trước khi “chính chủ” kịp đăng ký. Còn “typosquatting” là hành vi đăng ký tên miền gần giống với nhãn hiệu của người khác (để trục lợi khi người tiêu dùng phạm lỗi đánh máy).

Dự án tiền “ảo” của Facebook sụp đổ như thế nào (Nguyễn Vũ): Chưa biết sự lạnh nhạt của Chính phủ Mỹ đối với đồng Diem của Facebook là điều tốt hay đã bỏ lỡ một cơ hội cho công nghệ Mỹ dẫn dắt thế giới, nhất là hiện nay, các đồng stablecoin khác đang tung hoành, thu hút hàng ngàn tỉ đô la trên thị trường.

Hàng hóa bị mắc kẹt, doanh nghiệp thiếu tiền mặt (Ngọc Thanh): Chậm trễ trong khâu vận chuyển đang khiến hàng tỉ đô la hàng hóa mắc kẹt trong chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, khiến các công ty rơi vào khủng hoảng tiền mặt.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nga tịch thu tài sản của các công ty phương Tây muốn rời đi (Song Thanh): Để ứng phó làn sóng rời bỏ thị trường Nga của các doanh nghiệp nước ngoài, giới chức Nga đã cảnh báo sẽ tịch thu tài sản của các công ty muốn rời đi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu viễn cảnh này trở thành hiện thực?

Trong cơn khát dầu: Làm việc ở nhà, lái xe chậm hơn! (Lạc Diệp): Tăng cường làm việc tại nhà, đẩy mạnh sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay lái xe chậm hơn…, đó là những cách thức mà Cơ quan Năng lượng quốc tế khuyến cáo các quốc gia áp dụng trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cơn khát dầu trầm trọng.

Người Hoa, họ là ai? (Lê Hữu Huy): Có nhiều cách để định nghĩa người Hoa nhưng cách dễ hiểu là phân chia những người sống trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc với những người sống bên ngoài.

Tình người ở phố (Vũ Thị Huyền Trang): Tình người ở đâu cũng quý, tình người ở phố lại càng đáng quý.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới