Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 15-2022: Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Sự kiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy bỏ chín đợt phát hành trái phiếu của ba công ty thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh đã hé lộ những góc khuất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Vấn đề đặt ra trên KTSG phát hành sáng mai (14-4) trong bài viết của Thụy Lê, đó là không biết còn có bao nhiêu thương vụ phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường cũng rơi vào tình huống tương tự. Và liệu các ngân hàng – nhà đầu tư lớn trên thị trường này mà không ít trong đó còn chịu trách nhiệm tư vấn, bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu, sẽ phải đối mặt với những hệ lụy gì từ tình trạng này? (bài Ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng gì từ những rủi ro trái phiếu doanh nghiệp?)

Các bài viết cùng chủ đề:

Thị trường TPDN sẽ ra sao sau sự kiện “Tân Hoàng Minh”? (Đăng Linh): Sự kiện tập đoàn Tân Hoàng Minh được coi là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với cả nhà phát hành lẫn nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thị trường trái phiếu gặp hạn – tiền có chuyển sang cổ phiếu? (Triêu Dương): Kịch bản thị trường TPDN suy thoái có thể mở ra cơ hội hút tiền cho thị trường cổ phiếu.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác:

Tăng lãi suất cho vay – ngân hàng không phải là tội đồ (Thanh Đào): Việc quy kết ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ, là tội đồ làm tăng mặt bằng lãi suất không chỉ khiến sự chỉ trích tập trung vào các hoạt động huy động và cho vay bình thường của họ, mà còn gây áp lực lên việc áp dụng trần lãi suất của cơ quan quản lý.

Hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán bị “đơ” và sự mơ hồ về trách nhiệm (Lưu Minh Sang): Lỗi kỹ thuật đang trở thành một rủi ro thường xuyên. Tình trạng không thể đăng nhập vào hệ thống giao dịch xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều.

Phát triển kinh tế số tại TPHCM: các nhận định ban đầu (Trần Hùng Sơn): Cần có những thay đổi theo tư duy kinh tế số trong việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế số.

Sandbox cho FinTech: Khuyến khích trước đề phòng sau (Võ Đình Trí): Xu hướng giao dịch điện tử, giao dịch sao chép, giao dịch tần suất cao, tư vấn đầu tư tự động, InsurTech rất cần sandbox…

FinTech đâu chỉ có thế! (Phan Minh Ngọc): Góp ý cho dự thảo nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (FinTech) trong lĩnh vực ngân hàng: khuyến khích sự tham gia thử nghiệm thông qua siết chặt hoạt động của các công ty Fintech không (được) tham gia, chẳng hạn chỉ được phép hoạt động trong một số lĩnh vực, trong một phạm vi và với đối tượng rất hạn hẹp…

VN-Index “rung lắc” mạnh (Thanh Thủy): Trước những quan ngại về kinh tế toàn cầu suy yếu cùng sự xuất hiện dồn dập những thông tin bất lợi ở trong nước, VN-Index phải đối mặt với áp lực điều chỉnh khá lớn.

Kế hoạch lợi nhuận tăng mạnh sẽ trợ lực giá cổ phiếu (Tuệ Nhiên): Đi cùng với áp lực lạm phát và lãi suất tăng còn là triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đang đặt kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng trong năm nay.

Cơn ác mộng khó tìm container, tàu chậm và hủy chuyến vẫn chưa dứt (Quốc Hùng): Giá cước vận tải biển đang ở mức cao nhất mọi thời đại, tình trạng đặt container cũng rất chật vật cùng sự thấp thỏm về khả năng bị hủy chuyến. Và giá xăng dầu tăng nóng chính là “giọt nước tràn ly”!

Khi những bà chủ làm chuyển đổi số (Yên Minh): Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ đã được hỗ trợ tăng cường kiến thức, năng lực, và vượt qua tâm lý e ngại để chuyển sang kinh doanh trực tuyến một cách thành công.

Trồng lúa lấy bột làm bánh không lo bị ế (Lư Thế Nhã): Ở xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, 100% diện tích đất lúa chỉ trồng giống lúa nguyên liệu làm bánh vì giá bán luôn ổn định, lại rất đắt hàng.

Thị trường nông sản đang vào vùng nhiễu động? (Nguyễn Quang Bình): Thành quả bất ngờ về xuất khẩu nông sản ở quí 1 là có thật, nhưng thị trường vào đầu quí 2 lại gây bối rối cho nhà vườn.

Ứng xử trong thời không bình thường (mục Ý kiến): Đầu tư công vào các công trình nhỏ, rải đều ở các địa phương vừa giúp tạo công ăn việc làm tại chỗ, tránh bớt sự dịch chuyển nguồn lao động, vừa cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Đối diện với xu thế sử dụng lao động hiện đại (Phan Thu): Xu thế đang được những người lao động trẻ ưa chuộng là “tôn trọng sự tự do, phóng khoáng”. Vậy “tự do, phóng khoáng” được nghĩ như thế nào từ góc độ tuyển dụng và sử dụng lao động?

Keppel Land – ba thập niên kiên tâm với giải pháp đô thị hóa bền vững (Dũng Trần): Tập trung cho các giải pháp đô thị hóa bền vững, Keppel Land đã phát triển và trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn mạnh nhất ở Việt Nam với hơn 20 dự án được cấp phép, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,5 tỉ đô la Mỹ.

Thao túng tâm lý khách hàng – tinh vi và khó xử phạt! (Thiên Kim): Không hiếm doanh nghiệp dùng thủ thuật thao túng tâm lý khách hàng vào việc bán hàng. Thường nạn nhân chỉ nhận ra mình đã bị “đưa vào ma trận” sau khi đã hoàn tất việc mua bán.

Chống thất thu thuế bất động sản: Đừng chỉ nghĩ đến biện pháp hành chính (TS. Võ Duy Nghi): Hàng trăm ngàn giao dịch bất động sản mỗi năm vẫn tìm cách lách luật để trốn thuế. Tình trạng này đã diễn ra suốt thời gian dài nhưng chỉ có vài vụ bị khởi tố.

Bao giờ thì hết tiếng rao? (Quỳnh Thư): Đằng sau mỗi tiếng rao, dù đã được thay bằng máy ghi âm – vẫn là một thân phận người cơ cực, đáng thương.

Khi an toàn bay vẫn tiếp tục “ngủ quên” (Song Nghi): Những vụ việc liên quan đến an toàn bay liên tiếp xảy ra trong nhiều năm đặt ra vấn đề bức thiết phải giải quyết gấp, đó là tính chuyên nghiệp của bộ máy nhân sự trong lĩnh vực kiểm soát không lưu và an toàn bay ở các sân bay của Việt Nam.

Làm thế nào để Việt Nam nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu? (Phan Đình Mạnh): Để tận dụng cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, các nền kinh tế cần đánh giá một trong những tiêu chí rất quan trọng, đó là hàm lượng sản xuất trong nước trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Startup Ấn Độ “đốt tiền” cho World Cup 2022 và các ngôi sao nổi tiếng (Ricky Hồ): World Cup 2022 tại Qatar là cơ hội lớn để các công ty khởi nghiệp Ấn Độ xuất hiện trước hàng tỉ người xem trên thế giới. Các công ty này đang chi tiền với tốc độ chóng mặt để thu hút người dùng, sau năm 2021 gọi vốn thành công.

Kinh tế Mỹ dần cảm nhận được tác động từ việc Fed nâng lãi suất (Song Thanh): Tác động từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất đang dần được cảm nhận, từ trong hoạt động mua bán bất động sản cho tới các khoản vay mua ô tô…

Trung Quốc tiếp tục đối mặt với làn sóng rút vốn (Lạc Diệp): Thị trường tài chính Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng rút vốn cao kỷ lục. Xu hướng này liệu có kéo dài?

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu (Thư Kỳ): Xung đột quân sự Nga-Ukraine sẽ dẫn tới những hệ lụy to lớn: thế giới thiếu lương thực trầm trọng, giá lương thực tăng, người dân nhiều nước rơi vào cảnh thiếu đói.

Kinh tế Sri Lanka bên bờ vực thẳm (Nguyễn Vũ): Sau hai năm đại dịch Covid-19, cuộc sống của người dân Sri Lanka không chỉ khó khăn mà còn rơi vào bế tắc.

“Ở chùa, ăn chùa” thành sản phẩm du lịch độc đáo của Hàn Quốc (Ricky Hồ): Chuyện về nhà sư nữ Jeong Kwan và sản phẩm du lịch độc đáo. Một ngày ở chùa, khách sẽ được học các nghi lễ Phật giáo, thiền, cách làm tràng hạt và thưởng thức các món chay tịnh.

Tạp bút Tiền của người già (Khánh Hưng) và Đường về nhà… (Vũ Thị Huyền Trang).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới