Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 20-2022: Nhìn lại đất đai

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải “khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân”.

Tuy nhiên, xử lý những tiêu cực liên quan đến đất đai mà vẫn bảo đảm thị trường bất động sản phát triển thông suốt là một thách thức. Chống đầu cơ đất, nhưng cần tạo cơ hội để thị trường phát triển là tựa đề bài xã luận (mục Ý kiến) mở đầu số báo KTSG bản in phát hành sáng mai, 19-5. “Cần đưa ra được những tiêu chí rõ ràng đối với các hoạt động bị xác định là đầu cơ đất… Bất kỳ một giải pháp quản lý nào, nếu hệ quả của nó làm cho ngành bất động sản hay thị trường bất động sản bị đình trệ thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu đối với nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác”, bài xã luận nêu.

Trong một bài khác có tựa đề Nhìn lại đất đai, tác giả – GS.TS. Đặng Hùng Võ cho rằng đấu giá đất không phải là cơ chế phù hợp, vì giá đất ngày càng cao thì nền kinh tế ngày càng mất năng lực cạnh tranh. Theo ông, cần định giá đất sao cho phù hợp thị trường, bên cạnh đó là những giải pháp chống đầu cơ đất đai và giảm dần giá đất.

Ở một ghi chép thực trạng xã hội từ những đợt sốt đất, Nguyễn Vĩnh Nguyên kể những câu chuyện về rào đất, mua bán, tranh chấp, xung đột… trên những “mảnh đất thâm tình”, dẫn đến những cái kết buồn thảm, bẽ bàng. Tác giả bắt đầu bài viết tựa đề Đất, đất, đất và đất của mình bằng ý trích sách Sáng Thế: “… nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi”!

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Không còn dư địa để hạn chế nhà cao tầng ở trung tâm (TS. Nguyễn Minh Hòa): Hy vọng việc đánh giá tác động giao thông trước khi cấp giấy phép xây dựng các công trình mới sẽ phát huy tác dụng ở những nơi còn quỹ đất như Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ (TPHCM).

Ổn định thị trường: Ổn định cái gì và như thế nào? (Thanh Đào): Ủy ban chứng khoán vừa phát đi thông điệp về mục tiêu ổn định thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Cơ quan quản lý “trấn an” nhà đầu tư (Tuệ Nhiên): Quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang được thúc đẩy nhằm gia tăng hút dòng vốn ngoại, kích thích dòng vốn nội.

Diễn biến thị trường chứng khoán: VN-Index trông chờ vào dòng tiền dài hạn! (Thanh Thủy).

Chính thức downtrend, nhưng thị trường liệu có đợt phục hồi trong tháng 5? (Triêu Dương): Việc thị trường chứng khoán Việt Nam rớt mạnh và xuyên thủng các vùng hỗ trợ cho thấy thời điểm này thật khó đoán định mức đáy sẽ ở đâu.

Nghề đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi chuyên môn và bí quyết (Lê Hoài Ân): Những tin tức đã đọc được thì dường như chúng cũng đã đi vào giá cổ phiếu, vì vậy, phân tích của nhà đầu tư cá nhân chỉ để trấn an chính họ về lý do họ mua cổ phiếu.

Có đủ mạnh để lấy lại lòng tin? (TS. Võ Đình Trí): Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là giảm thiểu tối đa các nguy cơ trục lợi do bất cân xứng thông tin mà bên yếm thế luôn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Nỗi lo đứt gãy dòng tiền (Thụy Lê): Bất chấp diễn biến tích cực của nền kinh tế cũng như của hoạt động tín dụng, nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại nguy cơ đứt gãy dòng tiền kinh doanh, nhất là trước dấu hiệu các kênh tài trợ vốn bị thắt chặt.

Mặt bằng lãi suất huy động dần dâng cao! (Linh Trang): Ngoài nguyên nhân chính là tín dụng tăng tốc thì việc mặt bằng lãi suất tăng trở lại còn đến từ sức ép lạm phát cũng như xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ.

Có tiền, phải tiêu, nhưng tránh tiêu bằng mọi giá (Phan Minh Ngọc): Việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đang diễn ra rất chậm, nhưng có nên đẩy nhanh tốc độ giải ngân bằng mọi giá?

Thời của những siêu thị “đo ni đóng giày” (Quốc Hùng): Sau thời gian dài giãn cách do dịch bệnh, người tiêu dùng đã chuyển sang đi chợ online nhiều hơn, hoặc lựa chọn mua hàng ở các siêu thị nhỏ, hay các cửa hàng gần nhà và tăng thanh toán không qua tiền mặt.

Chuyển sang thời kỳ thời trang tuần hoàn (Hoàng Việt): Thế giới đang vào thời kỳ của thời trang tuần hoàn, không chỉ là tái sử dụng mà còn là tái chế các nguồn sợi đã qua sử dụng, nhằm giảm thiểu gánh nặng biến đổi khí hậu, cứu sự đa dạng sinh học và cả sự sống, sức khỏe của con người.

Khi “xu hướng mới” trở thành những điều bình thường (Khánh Hà): Thương mại điện tử, chuyển đổi số mở ra những cơ hội cho cá nhân, doanh nghiệp lẫn các quốc gia trên đường hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Chuyện tô bún bò Huế ở Saijo và những du khách tiềm năng (Hồ Nguyên Thảo): Đưa văn hóa, ẩm thực và cụ thể hơn là đưa nông sản Việt sang thị trường Nhật Bản là một hành trình đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ.

Thị trường hồ tiêu: Cây lặng nhưng gió chẳng dừng (Nguyễn Quang Bình): Xuất khẩu giảm nhưng nhập khẩu tăng, lượng hồ tiêu nguyên liệu tại thị trường trong nước không thiếu nhưng xem chừng thị trường còn nhiều trắc trở.

Khủng hoảng cát (Quỳnh Đan): Thế giới sử dụng mỗi năm khoảng 40-50 tỉ tấn cát (chiếu theo lượng tiêu thụ xi măng). Mức tiêu thụ cát đã tăng gấp ba trong hai thập niên vừa qua.

Giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái bằng cách nào? (Hồng Loan): Ước tính khối lượng container qua cảng Cát Lái sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Quy hoạch phát triển cảng tích hợp cho khu vực phía Nam: cần tầm nhìn và cách tiếp cận mới (Phương Ngọc): Sản lượng container và kích cỡ tàu được dự báo sẽ gia tăng. Hệ thống cảng TPHCM sẽ sớm bị quá tải. Quy hoạch phát triển cảng tích hợp là việc khẩn cấp.

Để TPHCM duy trì vị thế trung tâm hàng hải thế giới (Đặng Dương): Dù nhận được nhiều tranh luận, đề án thu phí hạ tầng cảng biển là cần thiết đối với TPHCM và cho cả các doanh nghiệp đang sử dụng hạ tầng cảng biển của thành phố.

Mùa vải ngọt ngào và hy vọng! (Trần Thanh Bình): Mùa vải năm nay đến sớm và giá bán tại vườn cao kỷ lục, khác với mùa vải năm ngoái đầy những nỗi thấp thỏm lẫn trong nỗi lo mùa dịch!

Tản mạn Kỳ Hôn (Lý Ngọc Hùng): Vàm Kỳ Hôn (Tiền Giang) có nhiều giai thoại: địa ám thiên hôn; thương hồ lận đận; ma mị hoàng hôn; đêm dài lắm “bối”; và những nét mới hôm nay: cống đập Xuân Hòa, Niệm Phật đường Liên Hoa…

Khi trái cấm không còn là trái cấm! (Trần Thanh Tâm): Vì sao tình dục trước hôn nhân không còn là trái cấm đối với người trẻ ngày nay?

Kỳ tích Nhật Bản – bài học kỹ trị cho Việt Nam (Phan Chánh Dưỡng): Từ kinh nghiệm của nước Nhật, Việt Nam có thể tìm được mô hình phát triển thích hợp cho mình, như giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật 1955-1973.

Che bớt mặt trời (Nguyễn Vũ): Phương pháp “che bớt mặt trời” để chữa biến đổi khí hậu gặp phải luồng ý kiến phản đối, cho rằng nó tương tự chuyện chữa bệnh mà chỉ chữa triệu chứng chứ không điều trị căn nguyên gây bệnh.

Thị trường tiền kỹ thuật số liệu có sụp đổ? (Song Thanh): Sự lao dốc của thị trường tiền kỹ thuật số làm dấy lên những quan ngại trong giới đầu tư. Liệu thị trường này có như người ta kỳ vọng hay chỉ là “trò chơi” của những người muốn làm giàu nhanh?

Đàm phán về lao động cảng bờ Tây Mỹ – thêm mối lo mới! (Ngọc Thanh): Các cuộc đàm phán về hợp đồng mới cho 22.400 công nhân tại 29 cảng bờ Tây nước Mỹ có thể phải mất nhiều tháng mới giải quyết xong.

Khi nước Mỹ thiếu sữa cho trẻ (Thư Kỳ): Mỹ đang thiếu sữa bột cho trẻ em ở mức trầm trọng, đến nỗi giới chính trị phải vào cuộc tranh cãi.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới