Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 20-2023: Chính sách tiền tệ đa mục tiêu

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Nhiều đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội theo dòng thời sự sẽ đến với bạn đọc qua KTSG bản in tuần này, phát hành vào sáng mai (18-5).

Chính sách tiền tệ đa mục tiêu trong thời kỳ “nhiễu động” (Dũng Nguyễn ghi nhận từ Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2023): Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt là một nhiệm vụ đầy khó khăn trong bối cảnh thị trường có quá nhiều biến số bất định đến từ kinh tế trong nước lẫn từ kinh tế thế giới.

Xem thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội (mục Ý kiến): Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội thu thêm những khoản thuế bổ sung, và chúng ta có thể rộng tay suy tính các hình thức ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp.

Trái phiếu chính phủ và chuyện tiếp cận vốn của doanh nghiệp (Tuệ Nhiên): Trong khi nguồn vốn ngân sách chưa sử dụng hết, tiến độ giải ngân đầu tư công chưa đạt kỳ vọng, thanh khoản ngân hàng lại dồi dào, việc hạn chế phát hành trái phiếu chính phủ không chỉ giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách mà còn giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Tiết kiệm để sống còn khi giá điện tăng (Phan Thị Ngọc Thắng): Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, giá điện tăng 3% đẩy doanh nghiệp vào thế “khó chồng khó”.

Doanh nhân loay hoay chữa lành (Nguyễn An Nam): Từ khóa “chữa lành” đang được dùng khắp nơi với tần suất chẳng kém các từ “stress” hay “sang chấn”. Và mức độ lạm dụng các từ khóa đó, dưới nhiều hình thức, cũng tương tự nhau.

Khởi đầu thuận lợi (An Nhiên): Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM và còn “gợi ý” TPHCM nên có những chính sách vượt trội, đột phá.

Sổ “đỏ”, có cần không? (Trương Trọng Hiểu): Điều cần hơn cả sổ đỏ là cần hiểu đúng về sổ “đỏ” và vai trò của nó.

Chi phí đầu tư thấp hơn chưa chắc đã rẻ hơn (Hoàng Hạnh): Muốn đầu tư công vào các công trình hạ tầng bớt tốn kém và phát huy được hiệu quả, cần thoát khỏi “cám dỗ giá rẻ” trước mắt để nhìn xa hơn vào hiệu quả vận hành và tổng chi phí cho cả vòng đời của công trình.

Lỗi chính không ở chính sách tín dụng (Tấn Đức): Nếu không siết tín dụng vào bất động sản và chứng khoán thì liệu có ổn không? Việt Nam có thể duy trì lãi suất ở mức thấp trong bối cảnh lãi suất trên thế giới đang phải tăng mạnh để chống lạm phát hay không?

Kỳ vọng VN-Index chinh phục vùng 1.080-1.100 điểm! (Thanh Thủy): Khi mặt bằng lãi suất huy động không còn hấp dẫn, không ít nhà đầu tư đang kỳ vọng dòng tiền từ kênh tiết kiệm sẽ dịch chuyển trở lại kênh chứng khoán.

Chứng khoán trước cơ hội nới lỏng tiền tệ (Triêu Dương): Điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đó là chính sách tiền tệ đang dần được nới lỏng trở lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp “trầm lắng” trở lại trong tháng 4 (Linh Trang): Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4-2023 “hạ nhiệt” đáng kể sau tháng 3 sôi động. Sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng những tác động thực tế của Nghị định 08/2023/NĐ-CP và Thông tư 03/2023/TT-NHNN đối với thị trường này.

Cơ sở nào để giảm thêm lãi suất điều hành? (Thụy Lê): Việc các ngân hàng thương mại gốc quốc doanh đi đầu giảm lãi suất tiền gửi được xem là công cụ định hướng thị trường, phát tín hiệu về khả năng lãi suất điều hành sẽ giảm thêm.

Cần thoát khỏi cái bẫy “rẻ và miễn phí” (Nguyễn Nhật Minh – Lê Hoài Ân): Các nước lớn luôn có lợi thế trong việc áp đặt các chính sách định hướng hoạt động toàn cầu. Do đó, nếu chỉ dựa vào các lợi thế liên quan đến yếu tố “rẻ và miễn phí” thì chúng ta sẽ mãi mắc kẹt trong cái bẫy kinh tế phụ thuộc.

Băn khoăn quy định mới về đăng ký giao dịch bảo đảm (Bùi Đức Giang): Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm (thay thế Nghị định 102/2017/NĐ-CP) vẫn có những quy định chưa rõ ràng, thấu đáo.

Du lịch cũng “mùa vụ”! (Trần Hữu Hiệp): Du lịch – ngành kinh tế tổng hợp – vẫn đang cho thấy còn nặng tính mùa vụ.

Tiếp thị du lịch với thị trường quốc tế trọng điểm (Phan Đình Mạnh): Để hướng tới các thị trường quốc tế trọng tâm và tiềm năng, Việt Nam cần một chiến dịch tiếp thị trong ngắn hạn.

Cao nguyên chuyển động nghề tằm (Ngọc Ngà): Trải qua bao cuộc bể dâu, nghề tằm lại đang có những chuyển động tích cực.

Thỏa thuận không cạnh tranh: Một góc nhìn khác (Nguyễn Thái Hải Lâm – Nguyễn Ngô Thành Danh): Đã có lúc thỏa thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh gây nhiều tranh cãi về tính hợp pháp, nhất là khi thực tiễn xét xử cho thấy có sự bất nhất.

Mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội – góc nhìn pháp lý (LS. Lê Thanh Duy – LS. Đặng Xuân Đạt): Chiếc “vỏ bọc” ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành đang làm rối cơ quan bảo hiểm và mang đến rủi ro cho cả bên bán và bên mua.

Đề xuất thay đổi tuổi nghỉ hưu – chùn chân khi chưa đi tới một nửa lộ trình? (Nguyễn Thái Hải Lâm): Sau hai năm áp dụng lộ trình nâng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động 2019, vừa qua, 8 hiệp hội đã đề xuất người lao động được nghỉ hưu sớm theo nguyện vọng với nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi, khi họ đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm.

Luật Chuyển đổi giới tính: Cần lắng nghe thêm từ người trong cuộc (Mục Nhĩ): Hiện đã có 72 quốc gia thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp, trong đó, 45 nước cho phép chuyển đổi giới tính mà không cần phải phẫu thuật. Ở Việt Nam, ban soạn thảo Luật Chuyển đổi giới tính cần lắng nghe thêm ý kiến trực tiếp từ những người chuyển giới để hoàn thiện dự luật.

Đổi mới sáng tạo không đơn thuần là tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới (Nguyễn Ngọc Trâm): Doanh nghiệp cần đổi mới để cạnh tranh, nhưng liệu bản thân nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp có nhận thức được các hình thái đổi mới hay không?

Tương lai nào cho thế hệ Alpha? (Anh Vũ): Thế hệ Alpha (có năm sinh trong giai đoạn 2010-2024) được đánh dấu sâu sắc bởi các công nghệ và mạng xã hội mới, với một tương lai không chắc chắn khi đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế và chính trị, đồng thời, chịu áp lực dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và quá trình chuyển đổi sang một hành tinh bền vững hơn.

Dân ca kịch – đỉnh cao của nghệ thuật bài chòi (Trần Thanh Hưng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên): Bài chòi từ một trò chơi dân gian, theo thời gian đã phát triển thành một loại hình ca kịch truyền thống – tài sản quý báu trong kho tàng văn hóa dân tộc.

Vay mượn – từ trường phái nghệ thuật đến cáo buộc đạo nhái! (Lê Thiên Hương): Trường phái nghệ thuật vay mượn (appropriation art) hướng khán giả tới việc đặt ra câu hỏi về tính sáng tạo, về quyền sở hữu trong nghệ thuật, về các quy định của luật bản quyền.

Các đề tài kinh tế trên thế giới:

Tình trạng khủng hoảng ngân hàng hiện nay ở Mỹ (TS. Đinh Trường Hinh): Nguyên nhân cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay bao gồm sự yếu kém của cơ cấu quản lý ngành và của hoạt động quản lý rủi ro, cùng với sự thất bại của các cơ quan giám sát.

Đường đi của hàng hóa đang chuyển hướng như thế nào ở Mỹ? (Ngọc Thanh): Sự dịch chuyển của hàng hóa (nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn) đem đến những khoản lợi cho các cảng, theo đó, nhiều cảng nhỏ đã thu lãi lớn.

Bằng cấp cao nhưng thiếu kỹ năng, người trẻ Trung Quốc thất nghiệp (Lạc Diệp): Sự không phù hợp giữa hệ thống giáo dục và thị trường việc làm cùng môi trường cạnh tranh đang khiến một phần năm số người trẻ tại Trung Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp.

Cuộc đua kiểm soát AI lan rộng trên toàn cầu (Song Thanh): Trước những tác động to lớn (đầy lo ngại) mà trí tuệ nhân tạo có thể đem lại, các chính phủ trên khắp thế giới đang tìm cách tăng cường quyền kiểm soát đối với các công cụ AI.

AI và nền kinh tế toàn cầu (Nguyễn Vũ): Các thế hệ trí tuệ nhân tạo mới có tác động như thế nào lên nền kinh tế toàn cầu?

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới