Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 23-2022: Giá xăng dầu và lạm phát

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giữa bối cảnh lạm phát trên thế giới tăng cao, lạm phát trong nước năm nay có nguy cơ vượt mức mục tiêu 4%.

KTSG bản in phát hành sáng mai (9-6) xin giới thiệu góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, những phân tích bức tranh thực tế hiện nay cũng như dự báo tình hình sắp tới và đề xuất các giải pháp kìm đà tăng của lạm phát.

Giá xăng dầu hiện diện trong hầu hết các sự phân tích. Theo ý kiến các chuyên gia trong bài tựa đề Làm gì để kìm đà tăng của lạm phát? do Phạm Minh Tâm ghi nhận, Chính phủ có thể xem xét cắt giảm các khoản thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu, như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường… Còn trong bài Giảm thuế xăng dầu là biện pháp tốt nhất để chống lạm phát và hồi phục kinh tế, theo tác giả – PGS.TS. Phạm Thế Anh, nên bỏ luôn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu. Bởi xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, không phải hàng xa xỉ. Việc không khuyến khích tiêu thụ xăng dầu vì gây ô nhiễm đã được xử lý bằng thuế bảo vệ môi trường.

Nhìn về tác động của lạm phát lên các thành phần xã hội khác nhau, Nguyễn Vũ với bài tựa đề Những tranh luận về giải pháp với lạm phát? cho rằng lạm phát tác động mạnh lên người nghèo hơn người giàu. Bởi người nghèo phải chi đến ba phần tư thu nhập của họ cho các hàng hóa thiết yếu như thức ăn, xăng dầu, điện nước, tiền thuê nhà…, trong khi tỷ lệ này ở người giàu chỉ là một phần ba.

Còn trong phỏng vấn của N.V.P với GS.TS. Trần Ngọc Thơ ở Đại học Kinh tế TPHCM (qua bài tựa đề Giữa lạm phát và tăng trưởng), có thể sắp tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến các biến động kinh tế vĩ mô lớn hơn cả đối với tăng trưởng và lạm phát. “Để giảm thiểu biến động tăng trưởng, chúng ta cần tập sống chung với lạm phát thường xuyên do cú sốc nguồn cung. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử”, theo ông Thơ.

Các vấn đề kinh tế – xã hội khác:

Nên cho tạm ứng hạn mức tăng trưởng tín dụng (Hải Lý): Kiểm soát tín dụng đổ vào các dự án bất động sản đầu cơ, lũng đoạn thị trường cũng là một cách kiềm chế lạm phát. Và để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng, tạm ứng hạn mức tín dụng nên được đặt lên bàn nghị sự của Ngân hàng Nhà nước càng sớm càng tốt.

VN-Index giằng co trước mốc 1.300 điểm! (Thanh Thủy): Ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1.300 điểm sẽ là thử thách không nhỏ cho VN-Index trong tuần này. Các tin tức ngắn hạn đang tác động đến thị trường theo những chiều hướng khác nhau.

Cổ phiếu dầu khí tăng vượt trội trong nhịp hồi phục hiện tại! (Đăng Linh): Nhờ việc giá dầu neo ở mức cao, kết quả kinh doanh quí 2-2022 của nhóm dầu khí được dự báo tiếp tục khả quan, và mức tăng trưởng lợi nhuận cả năm có thể từ hai đến ba con số.

Rủi ro… lãi suất huy động tăng nhanh (Thụy Lê): Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo kịp. Đây là rủi ro chính yếu của hoạt động ngân hàng hiện nay cũng như giai đoạn tới.

Chờ sóng thoái vốn nhà nước (Triêu Dương): Có lý do để kỳ vọng kế hoạch thoái vốn các DNNN trong năm 2022 của SCIC sẽ sớm được công bố, để các nhà đầu tư có cơ sở lựa chọn rót tiền vào các cổ phiếu tiềm năng.

Nghị quyết 42 và sự truân chuyên của quyền chủ nợ (Lưu Minh Sang): Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã trải qua năm năm thi hành và cho thấy việc thực hiện quyền chủ nợ tại Việt Nam chưa bao giờ dễ dàng!

Không miễn cưỡng bancassurance (TS. Võ Đình Trí): Bảo hiểm bán qua kênh ngân hàng ở Việt Nam vì sao bị nhiều điều tiếng? Cần phải chấn chỉnh về mặt quản lý, giám sát như thế nào để thị trường phát triển lành mạnh?

Đừng vội chỉ trích các shark (Lê Hoài Ân): Vì sao tỷ lệ giải ngân thực tế từ chương trình Shark Tank Việt Nam thấp? Lỗi không minh bạch về tài chính ở các doanh nghiệp càng khiến cho việc đối thoại giữa họ với nhà đầu tư đi vào bế tắc.

Hợp đồng xây dựng: Tiền lãi chậm thanh toán tính theo lãi suất nào? (Võ Quốc An): Quy định về lãi suất tính tiền lãi chậm thanh toán có sự khác biệt giữa Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài cho thấy có sự không thống nhất trong áp dụng các văn bản pháp luật.

Giải bài toán “gia tăng niềm tin cho người tiêu dùng” (Ngân Trần): Nhãn hiệu chứng nhận khác gì với nhãn hiệu thông thường? Tại sao nên quan tâm hơn về nhãn hiệu chứng nhận? Làm sao để phát huy hết giá trị của nhãn hiệu chứng nhận trong việc nâng cao mức độ tin cậy của người tiêu dùng?

Dịch vụ gọi xe công nghệ ASEAN vào cuộc đua “vận tải xanh” (Ricky Hồ): Grab và GoTo đang chạy đua hướng tới triển khai các loại xe chạy điện và phát thải thấp hơn. Nhưng ngoài chi phí khổng lồ để chuyển đổi xe xăng sang xe điện, thách thức lớn nhất là xây dựng các trạm sạc rộng khắp Đông Nam Á.

Sao không làm giàu những trang web thông tin du lịch? (Long Châu): Có lẽ nên bắt đầu việc chuyển đổi số ở ngành du lịch bằng việc cải tiến các trang web về du lịch và bồi đắp thêm thông tin, dữ liệu cho các trang tin.

Sao lại cấm công ty bảo hiểm kinh doanh bất động sản? (Phan Minh Ngọc): Theo dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản, ngoại trừ như mua để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cho thuê diện tích trụ sở chưa sử dụng hết…

Định danh, xác thực điện tử – công có nên khác với tư? (Huỳnh Trung Hiếu): Chính phủ đang lấy ý kiến dự thảo nghị định định danh điện tử và xác thực điện tử. Không chỉ cơ quan nhà nước, hệ thống giao dịch tư nhân cũng cần được định danh theo hướng mở, nhưng cần đánh giá đúng nhu cầu sử dụng.

Sandbox cho đổi mới sáng tạo (Trần Hùng Sơn – Huỳnh Thị Ngọc Lý): Cần có một khuôn khổ chính sách chung về sandbox cho đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thiếu công nhân lành nghề sao phát triển sản xuất? (Song Nghi): Nguồn nhân lực Việt Nam như hình đồng hồ cát: khúc dưới (lao động phổ thông) và khúc trên (người tốt nghiệp đại học) thì phình to, còn khúc giữa (đào tạo nghề) như cái eo thắt nhỏ xíu.

Quay về giá trị cơ bản (mục Ý kiến): Quay về các giá trị cơ bản là tấm lọc giúp chúng ta nhìn rõ bản chất của các hiện tượng thời sự, đồng thời nhận ra giá trị các lĩnh vực truyền thống và các quy luật kinh tế kinh điển.

Chính sách giáo dục giải bài toán nào? (Nguyễn An Nam): Chưa kịp kết thúc năm học cũ, phụ huynh đã đón nhận những mối lo cho năm học mới. Chính sách giáo dục liệu có lờ đi bài toán nan giải của những gia đình thuộc nhóm nghèo, dễ tổn thương trong xã hội?

Nghịch lý nghề nội trợ (An An): Nội trợ không phải là vô công rỗi nghề, không phải là ăn bám, không phải là bất tài vô dụng. Đó là một sự lựa chọn bằng quyền tự do mà pháp luật đã trao cho mỗi người. Đó là một công việc, một nghề hẳn hoi.

Hối tiếc giúp con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn (Lê Hữu Huy): Hiểu được cơ chế hoạt động của sự hối tiếc, chúng ta có thể học cách suy nghĩ thông minh hơn, hoàn thiện hơn và tìm thấy ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống.

Cuộc đời vẫn quay đều… (Trần Thanh Bình): Đúng một năm sau những ngày lockdown do dịch bệnh, thành phố bây giờ lại nườm nượp xe, nhưng những hồi ức về năm qua vẫn cứ lẫn lộn. Hóa ra, cái sự day dứt trong tâm thức con người vẫn khó nguôi ngoai.

Bên đồi (Huỳnh Văn Mỹ): Dạo bước tìm những gì còn lại của ngọn đồi ngày cũ… Bao giờ cho đến ngày con bồ câu ngậm cành ô liu bay về báo ngày yên bình? Phải đợi thôi…

Các đề tài kinh tế trên thế giới:

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Khi Trung Quốc tham gia Thỏa thuận Hague (Lê Thiên Hương): Doanh nghiệp Trung Quốc có thể đăng ký bảo hộ cùng một lúc tại 77 nước thành viên của hệ thống Hague với thủ tục nhanh gọn và đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc đăng ký tại từng quốc gia.

Ấn Độ tham vọng trở thành trung tâm y dược cổ truyền hàng đầu thế giới (Ricky Hồ): Chính phủ của ông Narendra Modi muốn biến Ấn Độ thành điểm đến hàng đầu cho các bệnh nhân nước ngoài đang tìm kiếm các liệu pháp điều trị mới.

Kinh tế Mỹ: Nguy cơ suy thoái? (Lạc Diệp): Elon Musk, Jamie Dimon… và nhiều giám đốc điều hành hàng đầu tại Mỹ đã liên tiếp đưa ra những cảnh báo về triển vọng ảm đạm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ lạm phát kéo dài cho tới nguy cơ suy thoái. Liệu tình hình có thực sự nghiêm trọng như vậy?

OPEC+ tăng sản lượng, chưa đủ để giá dầu hạ nhiệt (Song Thanh): Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô cao hơn dự kiến nhằm xoa dịu phần nào nền kinh tế toàn cầu vốn đang phải chống chịu với sự leo thang của giá năng lượng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới