Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 24-2022: Tương lai kinh tế báo chí

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Báo chí nói chung đang phải đối đầu với nhiều thách thức mang tính tồn vong. Các tổ chức báo chí truyền thống đang mất dần vị thế vì cả người tiêu dùng tin tức lẫn giới quảng cáo ngày càng dồn nguồn lực vào không gian số.

Nhưng theo GS.TS. Nguyễn Đức An (từ Đại học Bournemouth – Anh) trả lời phỏng vấn trên KTSG (Mỹ Lệ thực hiện) số báo phát hành sáng mai (16-6), cho dù xuất thân từ môi trường nào, báo chí đã và đang chuyển mình theo mô hình tổ hợp truyền thông, tích tụ nhiều loại hình khác nhau trên nhiều nền tảng khác nhau dưới cùng một thương hiệu (bài phỏng vấn có tựa đề Báo chí trong môi trường số: Lạm dụng “hợp đồng truyền thông” sẽ đi đến đường cùng).

Mặt khác, cũng trong bài phỏng vấn này, giáo sư đưa ra nhận định loại hình báo chí truyền thống đang tụt dài. Mạng xã hội ăn dần các nguồn lực mà báo chí cần có để tiếp tục tạo ra các giá trị to lớn cho công chúng. Tình trạng bất công này là một khiếm khuyết của thị trường. Tuy nhiên, xu hướng cho việc các hãng công nghệ phải chi trả cho các công ty báo chí sẽ còn lan rộng.

Nhìn từ góc độ doanh thu báo chí, trong ghi nhận của Phạm Minh Tâm ở bài Báo chí cần doanh thu từ độc giả thay vì phụ thuộc quảng cáo, sẽ không có một mô hình phù hợp cho tất cả mà từng tòa soạn phải lựa chọn con đường riêng để tới đích. Cả chiến lược, việc vận hành lẫn về nội dung đều phải nhất quán với mục tiêu đẩy mạnh doanh thu từ người đọc.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Cổ phần hóa bị bế tắc vì đất! (mục Ý kiến): Với việc định giá đất “không sát giá thị trường” ở doanh nghiệp, cộng với việc hàng loạt quan chức bị tù tội vì liên quan đến định giá đất gây thất thoát cho Nhà nước, hiện tại, hầu như quan chức nào cũng sợ ký phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Không định giá doanh nghiệp được thì không thể cổ phần hóa.

Hỗ trợ lãi suất có phải là nới lỏng tiền tệ? (Phan Minh Ngọc): Một số báo cáo, nhận định gần đây cho rằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đang “lệch pha”, đi ngược hướng với thế giới…

Nhìn lại thực tế giảm lãi suất cho vay giai đoạn Covid-19 (Hoàng Xuân Huy): Cần quản lý sát sao để đảm bảo các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả hơn, nhưng đồng thời tránh tình trạng vào lúc nền kinh tế gặp khó thì các ngân hàng lại tăng biên độ lợi nhuận từ tín dụng.

Friend-shoring là gì, vì sao bị phản đối? (Nguyễn Vũ): Thêm một khái niệm mới được khai sinh trong hoạt động đầu tư, giao thương quốc tế: friend-shoring. Nó là gì và vì sao một số nhà kinh tế cho rằng nó lợi bất cập hại?

Tuần “thử lửa” của VN-Index! (Thanh Thủy): VN-Index vừa có tuần điều chỉnh sau ba tuần tăng liên tiếp. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số này ở mức 1.284 điểm, tương ứng giảm nhẹ 3,9 điểm (0,3%).

Chưa vội mừng với tài khoản chứng khoán tăng vọt (Hải Lý): Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới đã không phản ánh đúng thực chất mức độ tham gia giao dịch của nhà đầu tư. Bằng chứng rõ nhất là thanh khoản sàn HOSE và HNX sụt giảm nghiêm trọng.

Cổ phiếu ngân hàng: rủi ro tăng cung và nợ xấu! (Linh Trang): Kế hoạch của các ngân hàng năm nay không chỉ là niêm yết hay chuyển sàn, mà còn là tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán cổ phiếu cho nước ngoài. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng cũng là yếu tố cần lưu ý đối với các cổ phiếu ngân hàng.

Đại chúng hóa chứng khoán (Triêu Dương): Các công ty chứng khoán liên tục tăng vốn. Trên thị trường cũng đang diễn ra những thương vụ mua lại các công ty chứng khoán của một số start-up công nghệ tài chính.

Cái lý của ngân hàng khi không chia cổ tức (Lê Hoài Ân – Trần Thị Xuân Tiên): Chính những đặc thù trong ngành ngân hàng khiến phần lớn các ngân hàng đều quyết định giữ lại lợi nhuận để tăng vốn thay vì chia cổ tức bằng tiền. Những đặc thù đó là gì?

Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại… tái sắp xếp (Thụy Lê): Việc cơ cấu các tổ chức tín dụng tiếp tục được nhấn mạnh phải gắn với xử lý nợ xấu, với mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng dưới 3%.

Phát triển mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số thế nào? (Đào Trung Thành): Tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là rất cần thiết. Cục Phát triển doanh nghiệp đề ra chương trình “Phát triển mạng lưới chuyên gia tư vấn, giải pháp về chuyển đổi số doanh nghiệp”, nhưng phát triển bằng cách nào?

Tránh các ngõ cụt của chính sách an ninh lương thực toàn cầu (Nguyễn Quang Bình): Đừng để nông dân quay về cảnh khổ vì sản xuất ra hàng thật nhiều nhưng phải bán với giá rẻ, như con rắn cắn đuôi mình!

“Công nghệ giấc ngủ” bừng tỉnh sau Covid (Hồ Nguyên Thảo): Hậu Covid, ngành công nghệ hỗ trợ giấc ngủ (sleep tech) đang bùng nổ.

Hơn 20 năm xứ mình và 18 năm xứ người (Đoàn Khắc Xuyên): Mất hơn 20 năm để đất nước đạt được vị trí quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Vậy sẽ cần bao nhiêu năm nữa để đất nước vươn lên vị trí cao hơn?

Văn hóa giao thông: dân – quân – doanh (Trần Thanh Tâm): Có một cách đơn giản để giải quyết nạn kẹt xe, đó là hãy để doanh nghiệp làm đường và chính quyền sản xuất xe (theo Will Rogers).

Khác biệt nhân cách và giáo dục cá biệt (Nguyễn Minh Thanh): Sự khác biệt trong tư cách và khả năng của con người là do giáo dục tạo nên. Nếu sau này, chúng tốt hay xấu, người ta sẽ căn cứ trên giáo dục mà khen hay chê chúng (theo John Locke).

Giá trị nào cho tương lai? (An An): Không có quyển sách nào đưa ra luật lệ về nuôi dạy con, nhưng mỗi bậc phụ huynh đều biết rằng con trẻ đang học từ cách cư xử và hành động của cha mẹ. Trách nhiệm đó không thể coi nhẹ.

Giả danh nhà nước thì không thể là chuyện đùa (Quỳnh Đan): Không như các loại lừa đảo khác, cần làm cho bọn tội phạm hiểu rằng một khi giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật để thực hiện lừa đảo là họ đã phạm đến chế độ và mọi vi phạm như vậy sẽ bị điều tra đến nơi đến chốn và xử lý nghiêm theo pháp luật.

Đừng tạo cơ hội cho lừa đảo (Nguyễn Vũ): Tiền mã hóa là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm, từ chỗ dùng nó làm phương tiện thanh toán để tránh nhà chức trách theo dõi đến chỗ làm công cụ lừa đảo, tiền chuyển đi xem như mất hút, không bao giờ quay lại.

Lừa đảo bằng tiền mã hóa ngày càng tăng (Thư Kỳ): Sự thiếu vắng các chính sách quản lý nhà nước đối với tiền mã hóa là một trong những yếu tố làm các vụ lừa đảo lan rộng.

Vì sao Việt Nam đang cần gấp một khung pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa? (Hồ Quốc Tuấn): Việc thiết lập một khung pháp lý sẽ tăng cường bảo vệ nhà đầu tư cũng như có nền tảng pháp lý để xử lý các vụ lừa đảo. Nó cũng giúp ngăn chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố qua giao dịch tiền mã hóa.

NFT ở Việt Nam: do đâu luật chưa quy định nhưng vẫn phát triển? (Lê Thiên Hương): Thị trường NFT ở Việt Nam hứa hẹn tiềm năng phát triển, chính vì thế, cần sớm xây dựng khung pháp lý điều chỉnh NFT.

Trung Quốc chật vật phục hồi thị trường bất động sản (Song Thanh): Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản với nhiều biện pháp hỗ trợ, từ thúc đẩy tín dụng cho tới nới lỏng các quy định sở hữu bất động sản.

Cách xử lý khi khách hàng nổi giận (Ngọc Thanh): Áp lực tâm lý của đại dịch toàn cầu, biến động xã hội và chính trị, bất ổn kinh tế và những bất bình không được giải quyết đã khiến con người ngày càng dễ bùng nổ với những điều khó chịu xảy ra. Thông thường, cách một doanh nghiệp phản ứng lại khách hàng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Biết cách làm hạ nhiệt những tình huống căng thẳng là một kỹ năng quan trọng.

Tản mạn tâm sự của Nguyễn Mai Hạnh trong bài Sài Gòn của tôi: Xa Sài Gòn chỉ mấy ngày là đã thấy nhớ “mùi vị Sài Gòn”. Tôi đã trở thành một tế bào của cơ thể Sài Gòn. Sài Gòn hít thở là tôi đang hít thở.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới