Thứ Bảy, 12/10/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 27-2023: Mạnh tay với thao túng chứng khoán

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Thao túng chứng khoán là hành vi sai trái, ảnh hưởng đến thị trường cũng như niềm tin của nhà đầu tư. Hiện nay, các hành vi tung tin thật giả trên các diễn đàn cũng như những chiêu trò thu hút sự chú ý của nhà đầu tư đang trở nên tinh vi hơn.

Theo Hải Lý, tác giả bài viết tựa đề Làm giá cổ phiếu: cũ và mới trên KTSG bản in sáng mai (6-7), phía sau những nhóm người tạm gọi là nhà đầu tư tham gia vào các diễn đàn mạng xã hội về cổ phiếu là cả một “rừng chiến thuật” thu hút các F0 giao dịch cổ phiếu. “Phần lớn tin đồn trên thị trường đều xuất phát từ các diễn đàn mạng và được lan truyền tốc độ nhanh”; “Việc ngăn chặn, theo dõi, phát hiện làm giá cổ phiếu đòi hỏi sự vào cuộc của đội ngũ thanh tra, giám sát thị trường có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, tác giả viết.

Còn theo nhóm tác giả Lê Hoài Ân - Nguyễn Hữu Phúc, các sai phạm ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường chứng khoán thường để lại các hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, xử lý hình sự hành vi thao túng chứng khoán là biện pháp chế tài mang tính nghiêm khắc của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo tính răn đe. (bài Tại sao phải xử lý hình sự hành vi thao túng chứng khoán?).

Đi vào một góc độ vi mô hơn của thị trường, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Phương Hồng và Lưu Minh Sang cho rằng, đã đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam cần bàn sâu hơn về trách nhiệm dân sự của các công ty kiểm toán nói riêng, các tổ chức trung gian nói chung đối với nhà đầu tư và các bên có liên quan (bài Nhà đầu tư kiện công ty kiểm toán đòi bồi thường thiệt hại được không?).

Các đề tài kinh tế - văn hóa - xã hội khác trên cùng số báo:

Ý tưởng gợi mở từ một vụ kiện (mục Ý kiến): Cần xác định lại quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính là mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng, trong đó, cơ quan nhà nước không được từ chối yêu cầu hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Mòn mỏi đợi nghị định mới về xăng dầu (An Nhiên): Trong vòng chưa đầy hai tháng, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã hai lần gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu.

Tăng trưởng sáu tháng cuối năm: Dựa vào nội lực! (TS. Võ Đình Trí): Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm chỉ đạt 3,72% (mục tiêu cho năm 2023 là 6,5%). Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế của thế giới bị chậm lại, nền kinh tế Việt Nam phải dựa vào nội lực là chính trong sáu tháng cuối năm này.

Kích cầu tiêu dùng để kích thích tăng trưởng (Tuệ Nhiên): Cầu tiêu dùng suy yếu là một trong những tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Cần làm gì để hóa giải thách thức này?

Dòng tiền thận trọng do các chỉ số kinh tế kém tích cực! (Thanh Thủy): Các số liệu kinh tế vĩ mô trong sáu tháng đầu năm cho thấy các động cơ chính của nền kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo hay bán lẻ đều có mức tăng thấp so với cùng kỳ.

Chứng khoán tháng 7 - chờ mùa báo cáo tài chính bán niên (Triêu Dương): Dòng tiền trên thị trường sẽ tìm đến những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khởi sắc.

Ngành ô tô nửa cuối năm 2023: Kỳ vọng sớm phục hồi nhờ chính sách! (Linh Trang): Những chính sách ưu đãi từ Chính phủ, như giảm lệ phí trước bạ, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt… được kỳ vọng sẽ là động lực giúp ngành ô tô phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Vì sao Việt Nam có thể ngược chiều chính sách tiền tệ? (Thụy Lê): Yếu tố hỗ trợ lớn đối với kinh tế nước ta có lẽ là việc không phải đối mặt với lạm phát quá cao như các nền kinh tế phát triển.

Tích xanh lá cây cho cà phê Việt vào EU (Hoàng Hạnh): Đối với cà phê Việt Nam, thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng của EU (có hiệu lực từ cuối năm 2024) không nằm ở bản thân quy định này. Vậy nên, thách thức song hành cùng cơ hội.

Khởi nghiệp từ... rác vải! (Cáp Kim - Lệ Thành): Câu chuyện khởi nghiệp của Trần Thị Kim Soi (sống ở Hội An) từ ý tưởng tận dụng phế liệu ngành may sáng tạo ra các phụ kiện thời trang.

Gia tăng xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới (Quốc Hùng): Trong bối cảnh chung là thiếu đơn hàng xuất khẩu, vẫn có những doanh nghiệp không những xuất hàng đều đặn qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mà họ còn mở rộng việc tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng trên toàn cầu.

Bảo hộ nhãn hiệu - Đăng ký trước để yên tâm làm ăn (Ngân Trần): Có thể hạn chế những rủi ro pháp lý liên quan đến việc xâm phạm nhãn hiệu của người khác với chi phí hợp lý bằng việc đăng ký nhãn hiệu trước khi sử dụng trong kinh doanh.

Phạt vi phạm hợp đồng thương mại - thực tiễn giải quyết tranh chấp (Võ Quốc An): Một số khía cạnh pháp lý của thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tồn tại nhiều cách giải thích và áp dụng khác nhau khi xảy ra tranh chấp. Vậy thực tiễn giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài ra sao?

Thủ tục đăng ký quyền tác giả cản trở sự sáng tạo? (Nguyễn Ngô Thành Danh - Nguyễn Thái Hải Lâm): Thực tiễn áp dụng Nghị định 17/2023/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều trong lĩnh vực quyền tác giả) đang gặp những vướng mắc.

Muốn bảo vệ chim yến, phải bảo vệ các loại chim trời (Mục Nhĩ): Không thể bảo vệ chim yến hiệu quả khi tình trạng săn bắt, đặt bẫy chim giăng mắc khắp nơi như thiên la địa võng.

“Cái đẹp” trong mắt thẩm phán (Lê Vũ Vân Anh): Nhiếp ảnh được xem là một phương tiện khách quan, ghi lại những gì đang hiện diện hơn là một biểu hiện chủ quan của người nghệ sĩ. Suy nghĩ này đã ảnh hưởng đáng kể đến vị trí của nhiếp ảnh khi được đặt vào Luật Sở hữu trí tuệ với quyền tác giả.

Spotify “tuyên chiến” với nguy cơ vi phạm quyền tác giả từ AI (Nguyễn Ngọc Trâm): Cùng với sự nảy nở các nội dung âm nhạc do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra là cuộc chiến ngày càng quyết liệt xoay quanh quyền tác giả giữa một bên là các hãng phát hành âm nhạc cùng các nghệ sĩ và một bên là những nội dung được tạo ra với sự trợ giúp đắc lực của AI.

Khi trí tuệ nhân tạo giúp chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Lê Thiên Hương): Nếu như một công nghệ trí tuệ nhân tạo cụ thể có thể bị sử dụng để xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cũng thường tồn tại một khả năng sử dụng chính công nghệ đó để bảo vệ hay nâng cao việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Một quán cà phê như viện bảo tàng (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Ký ức cất tiếng, ký ức đổ bóng ở mọi chỗ ngồi, mọi ngóc ngách của ngôi quán nhỏ trên đường Yagut (Đà Lạt). Đó lá quán cà phê Thi Tuấn.

Xin đừng nén nữa (TS. Nguyễn Minh Hòa): Đà Lạt đã trở thành một thành phố nêm chật những công trình và “cõng” trên lưng lượng người gấp nhiều lần quy hoạch mà người Pháp đưa ra đầu thế kỷ trước.

Nắng nóng và chết chóc! (Anh Vũ): Tổ chức về khí hậu của Liên hiệp quốc dự báo trong hai thập kỷ nữa, nếu mọi chuyện vẫn diễn ra như hiện nay, thì tại Đông Nam Á, Thái Lan và Myanmar sẽ chứng kiến 30 ca tử vong vì nắng nóng trên một triệu dân, và con số này tại Campuchia là 40.

Tương lai các thành phố hậu đại dịch Covid-19 (Huỳnh Thế Du): Chính sách của chính quyền, hành động của doanh nghiệp và người dân quyết định tương lai của các thành phố cũng như sự thịnh vượng của loài người.

Cuộc đối đầu giữa các ông lớn công nghệ và Lina Khan (Nguyễn Vũ): Amazon, Microsoft, Apple, Google và Meta đang dùng vị thế độc tôn để chèn ép, không cho đối thủ nào đặt chân vào thị trường họ đang chiếm lĩnh. Lina Khan, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang muốn trói bớt tay chân của các gã khổng lồ này.

Rạng đông (Nguyễn Phán - Hisato Ichimada): Lịch sử 155 năm của Nhật Bản cho thấy dân tộc này luôn biết cách vượt khó mỗi khi bị dồn vào thế cùng đường. Liệu giờ đây Nhật Bản có thể lặp lại điều đó?

Kinh tế Trung Quốc phát đi những tín hiệu đáng lo ngại (Song Thanh): Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy có nhiều vấn đề, từ thị trường việc làm ngày càng khắc nghiệt, cho tới áp lực giảm phát gia tăng và tâm lý lạc quan suy yếu.

Lợi nhuận của doanh nghiệp mới là “thủ phạm” chính (Lạc Diệp): Việc các doanh nghiệp chấp nhận giảm bớt lợi nhuận được nhận định sẽ là yếu tố tác động lớn đến nỗ lực chống lạm phát của các chính phủ các nước châu Âu.

Thám tử mới cho siêu thị (Nguyễn Vũ): Ngày càng nhiều siêu thị ở Anh lắp đặt công nghệ nhận diện gương mặt để nhanh chóng phát hiện kẻ cắp ngay khi chúng bước chân vào. Nhưng cách làm này cũng gây ra mối lo ngại xâm phạm quyền riêng tư.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới