Thứ Ba, 26/09/2023, 19:37
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


KTSG số 28-2022: Thách thức trên đường phát triển cho TPHCM

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô TPHCM tháng 6-2022, “một số lĩnh vực đã chạm và thậm chí vượt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng cao từng có trước dịch”.

Theo tác giả Trịnh Duy và dựa vào nghiên cứu của Đại học Kinh tế – Luật và Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng trong bài viết tựa đề TPHCM vào đà tăng trưởng, trên KTSG sáng mai (14-7), thời gian qua, TPHCM cho thấy nội lực phục hồi rất lớn, vậy nên kiên trì các biện pháp kích thích nhưng cũng cần tránh khai thác tín dụng quá mức. Các gói kích thích số cũng nên được ưu tiên vì tốc độ cải thiện nhanh hơn hẳn kích thích đầu tư công, và cũng giúp đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa nền kinh tế theo chuẩn công nghệ. Điều này càng đặc biệt cần đối với nền kinh tế có khu vực phi chính thức rộng như TPHCM.

Song song đó vẫn còn Những thách thức dai dẳng trên đường phát triển của TPHCM (tựa một bài viết khác). Theo nhóm nghiên cứu, những thách thức và rào cản hiện nay cho sự phát triển ở TPHCM bao gồm: nợ công đã sát mức trần, tốc độ tăng trưởng giảm, các chương trình hỗ trợ khó hiện thực hóa trong ngắn hạn, tốc độ cải thiện hạ tầng chậm, nội lực cải cách thể chế còn mỏng…

Riêng về phương diện tái cấu trúc đô thị, việc tái cấu trúc trên cơ sở thu hồi các khu công nghiệp hết thời hạn thuê đã diễn ra ở các nước và vùng lãnh thổ tiến hành công nghiệp hóa trước Việt Nam 20 năm. Họ coi đây là cơ hội sửa chữa những khiếm khuyết trong quá trình quy hoạch và hoạch định chiến lược phát triển ở một vùng hay một thành phố (trong bài Tái cấu trúc khu công nghiệp, nhìn từ khu chế xuất Tân Thuận của Minh Nguyễn).

Một nội dung thời sự đáng chú ý nữa cũng xuất hiện trên cùng số báo, đó là về áp lực của lãi suất. Trong bài Thanh khoản hệ thống thu hẹp gây áp lực lên lãi suất của tác giả Tuệ Nhiên, việc nhiều ngân hàng liên tục tăng mạnh khung lãi suất tiền gửi đã phản ánh áp lực thanh khoản đang lớn dần chứ không đơn thuần là để giữ chân người gửi tiền hay vì lo ngại lạm phát.

Còn trong bài Tại sao lãi suất lại tăng?, tác giả Châu Phan nhận định: trong xu thế siết chính sách tiền tệ, giảm tốc độ cung tiền (nhằm giảm áp lực lạm phát và mất giá tiền đồng), thật khó để Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng chung cho hệ thống ngân hàng trong nửa cuối năm nay, bởi điều này đồng nghĩa với việc đảo ngược những gì mà NHNN đang làm!

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trong nước và trên thế giới:

Gian nan vẫn đang ở phía trước (mục Ý kiến): Nếu giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu cứ tiếp tục tăng hoặc neo cao như hiện nay thì sẽ tác động vào chỉ số lạm phát.

VN-Index chờ kiểm định lại các vùng hỗ trợ mạnh! (Thanh Thủy): Việc Dragon Capital phải liên tục cơ cấu danh mục cho thấy bối cảnh thị trường buộc các quỹ phải năng động hơn nữa nhằm đạt hiệu suất cao nhất trong tương quan so sánh với VN-Index.

Những cổ phiếu ngược dòng (Triêu Dương): Trong tình hình ảm đảm của thị trường chứng khoán, vẫn có những cổ phiếu ghi nhận sự tăng trưởng.

Cổ phiếu nhóm chứng khoán “chìm nổi” cùng VN-Index! (Linh Trang): Điểm số và thanh khoản của thị trường chứng khoán đi xuống khiến lợi nhuận gộp từ mảng môi giới của hầu hết các công ty chứng khoán đều giảm sút, trong khi mảng tự doanh cũng bị ảnh hưởng.

Đua nhau hút tiền gửi trực tuyến – chiến lược đa mục tiêu của ngân hàng (Thụy Lê): Một khi quen với việc giao dịch trên các nền tảng số, khách hàng dễ dàng sử dụng thêm các tiện ích đi kèm, vay vốn hay mở thẻ…, qua đó, các ngân hàng gia tăng được nguồn thu nhập.

Duy trì room tín dụng: Nên hay không? (Phan Minh Ngọc): Ngân hàng Nhà nước, sẽ không bỏ room tín dụng chừng nào chưa tìm ra công cụ thay thế.

Luật kinh doanh bảo hiểm 2022: Không gian nào dành cho Insurtech? (Lưu Minh Sang): Insurtech (công nghệ bảo hiểm) là sự kết hợp giữa bảo hiểm và công nghệ. Tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, chỉ với bốn điều luật mang tính nguyên tắc thì chưa đủ để kiến tạo không gian phát triển Insurtech.

Mùi hương tạo nên đặc trưng thương hiệu (Hồ Nguyên Thảo): Mùi hương đặc trưng là một đặc điểm mà trước đây chỉ có thể tìm thấy trong ngành khách sạn, spa. Nhưng xu hướng này đang thâm nhập vào các văn phòng và cửa hàng bán lẻ cao cấp như một cách để tạo sự khác biệt cho trải nghiệm của khách hàng.

Khi nội dung số được thương mại hóa (An An): Cộng đồng làm nội dung số theo hướng thương mại ngày càng đông đúc và “vàng thau lẫn lộn” như chính nội dung mà họ tạo ra. Tuy vậy, quyền chọn xem nội dung vẫn thuộc về từng cá nhân người dùng mạng xã hội.

Trao danh thiếp thời kỹ thuật số (Lê Hữu Huy): Trải qua đại dịch Covid-19, giao tiếp qua danh thiếp kỹ thuật số trở thành xu hướng. Vậy đâu là những thế mạnh của danh thiếp số?

Ai là chủ sở hữu tác phẩm khi thuê freelancer? (Ngân Trần): Khi xu hướng thuê freelancer trở nên phổ biến với các doanh nghiệp, vấn đề ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra rất cần được xem xét để tránh những tranh chấp không đáng có.

CEO Cathay Life: Tiếp tục mở rộng đội ngũ nhân sự, sẵn sàng đón nhận thử thách mới (Dũng Nguyễn): Đối mặt với những biến số vĩ mô, ngành bảo hiểm vẫn lạc quan trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch cũng như khi nhìn tới tương lai.

Làm nông hiện đại thì nông dân phải có tri thức (Lê Minh Hoan): Trong thế giới với biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng, mỗi người nông dân đang hối hả cập nhật tri thức mới, kỹ năng mới để làm giàu trí tuệ, nghĩ sâu và nhìn ra trông rộng hơn.

Bão giá rượt nông dân, ngư dân đến khi nào? (Mục Nhĩ): Bao giờ thì nông dân, ngư dân mới chạy thoát cơn bão giá? Bao giờ thì có một hệ thống lưu thông hàng hóa giúp người nông dân hưởng đúng phần công sức của mình khi bán sản phẩm?

Thông điểm nghẽn mua sắm trang thiết bị y tế (Hoàng Minh): Tình trạng thiếu trang thiết bị y tế và thuốc, đặc biệt là tại TPHCM, ngày càng nghiêm trọng. Cùng với việc nhân viên y tế nghỉ việc, nhiều lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế có thể xảy ra.

Không thể chấp nhận “tác dụng phụ” kéo dài (Quỳnh Đan): Kéo dài tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế trong điều trị cho bệnh nhân là việc không thể chấp nhận được.

Nên bỏ kỳ thi trung học phổ thông (PGS.TS.Nguyễn Minh Hòa): Cứ nhìn cảnh hàng trăm ngàn học sinh Việt Nam kéo nhau đến Văn miếu Quốc tử giám, đến các đền chùa miếu mạo khắp cả nước với nhang đèn và với khuôn mặt nhợt nhạt, hốc hác mà đau lòng cho nền giáo dục nước nhà.

Giấc mơ trữ điện mặt trời (Nguyễn Vũ): Ước mơ của người làm điện tái tạo là làm sao tích trữ điện khi gió nhiều, ngập nắng để khi đứng gió, tối trời thì dùng pin phát điện vào lưới điện. Ước mơ này đang dần trở thành hiện thực khi ngày càng có nhiều công nghệ tích trữ năng lượng ra đời.

Đầu tư lưu trũ năng lượng để khai thông dòng điện (Hoàng Việt): Lưu trữ năng lượng tái tạo quy mô lớn cung cấp sự ổn định cho lưới điện là yếu tố cơ bản cho một hệ thống năng lượng đáng tin cậy và là điều bắt buộc nếu muốn phát triển hệ thống năng lượng đa nguồn.

Ai cười thật, ai cười giả? (Trần Thanh Tâm): Mỹ nhân cười, dã nhân cũng cười… Cho dù học giả quá cố Nguyễn Văn Vĩnh từng than phiền “người Việt gì cũng cười” thì một số người vẫn nên cười nhiều hơn, bao gồm các y tá, bác sĩ, nhân viên hải quan, công an, công chức hành chính tiếp xúc dân…

Những thanh niên không chịu trưởng thành (Nguyễn Mai Hạnh): Những thanh niên đắm mình trong cờ bạc, rượu chè, ma túy, đua xe, trộm cắp, phá rối trật tự an ninh xã hội vẫn còn nhiều lắm. Nếu buông lỏng thì đấy chính là mầm mống của băng hoại xã hội và suy yếu quốc gia.

In 3-D đã trưởng thành? (Nguyễn Vũ): Nếu như trước đây, in 3-D chỉ làm ra các món đồ nhỏ bằng vật liệu đơn giản thì nay, theo New York Times, công nghệ này đã có khả năng tạo đột phá trong ngành sản xuất linh kiện cho máy móc.

Khi bằng sáng chế bị… tạm thời sung công (Lê Thiên Hương): Ngày 17-6-2022, WTO đã ra quyết định quan trọng, theo đó, các quốc gia đang phát triển là thành viên của WTO có thể tạm đình chỉ quyền khai thác độc quyền sản xuất vaccine Phòng Covid-19 của chủ sở hữu bằng sáng chế, nhằm tạo điều kiện cho việc sản xuất và phân phối vaccine trên diện rộng tại các quốc gia này.

Cuộc chiến pháp lý cam go giữa Twitter và Elon Musk (Song Thanh): Trong thương vụ thâu tóm giữa tỉ phú Elon Musk với Twitter, ban lãnh đạo Twitter đã tỏ rõ quyết tâm sử dụng các biện pháp pháp lý để buộc Elon Musk hoàn tất thỏa thuận.

Nguy cơ kinh tế giảm tốc khi nhu cầu hạ nhiệt (Ngọc Thanh): Các nhà máy trên khắp thế giới báo cáo nhu cầu sản phẩm suy giảm, cho thấy sự bùng nổ hàng tiêu dùng sau đại dịch có thể giảm tốc khi giá cả và lãi suất tăng cao.

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa – bài toán quan trọng của kinh tế Trung Quốc (Lạc Diệp): Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm sút, Trung Quốc coi thị trường nội địa tỉ dân là bệ đỡ quan trọng. Nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, đã được triển khai.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới