Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 34-2021: Khủng hoảng Covid và niềm tin vào khoa học

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 34-2021: Khủng hoảng Covid và niềm tin vào khoa học

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Chỉ cần có một lời đồn về chất lượng thuốc, hay về tác dụng phụ thì người dân sẽ trở nên đặc biệt e ngại khi dùng thuốc. Lợi ích của vaccin, thuyết tiến hóa của Darwin, biến đổi khí hậu là những ví dụ sinh động khi nói về vấn đề thiếu niềm tin vào khoa học.

Một điều tra năm 2020 ở Pháp cho thấy trong dịch Covid-19, người Pháp ngày càng mất niềm tin vào khoa học. Liệu khoa học có đang trải qua một cuộc khủng hoảng niềm tin và uy tín? Vì sao? Cộng đồng khoa học và xã hội đang tìm những giải pháp cho vấn đề khủng hoảng niềm tin này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết có tựa đề Từ khủng hoảng Covid, nghĩ đến vấn đề niềm tin vào khoa học của tác giả Thiên Kim đăng trên KTSG bản in phát hành vào sáng mai, 19-8.

KTSG số 34-2021: Khủng hoảng Covid và niềm tin vào khoa học

Xuất hiện trên cùng số báo còn có chuyên đề về việc chuẩn bị cho kinh tế hậu Covid-19 với các bài viết:

Ứng xử hợp lý với quy tắc mới: Cần phải như thế nào? (Trương Trọng Hiểu): Những tranh luận về các quyết sách lẫn cách ứng xử trong đại dịch Covid-19 đang bùng phát ở TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam đang chứng minh việc sử dụng quy tắc pháp lý làm tiền đề để tìm kiếm sự đồng nhất trong lựa chọn giải pháp cho các tình huống đặc thù là một đòi hỏi khó.

Chuẩn bị cho hậu Covid (Phan Minh Ngọc): Đại dịch bộc lộ một thực tế là bộ máy quản lý hiện tại vừa thừa vừa yếu, cần phải có sự thay đổi về chất nhằm phục vụ quá trình hồi phục và các giai đoạn tiếp theo. Quá trình phục hồi hậu Covid cũng đòi hỏi doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số, người lao động phải có kiến thức và kỹ năng đáp ứng nền sản xuất kinh doanh số hóa và làm việc từ xa nhiều hơn.

Chính sách hậu đại dịch cho một số ngành ở Việt Nam (Trần Hùng Sơn – Hồ Hữu Tín): Khi tìm cách phục hồi nền kinh tế, ngoài việc hỗ trợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch thì việc đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng mới cũng rất quan trọng.

Sàn giao dịch CSR từ thiện thời Covid-19 (Mã Thanh Danh – Lê Hoài Ân): Trong hoàn cảnh phong tỏa, công tác từ thiện, hỗ trợ dân nghèo cũng cần có cách làm hợp lý, khoa học và hiệu quả dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0.

Blockchain gaming, vốn hóa tỉ đô và câu chuyện đánh thuế (Hồ Quốc Tuấn): Vì sao các công ty FDI có thể được miễn thuế, ưu đãi tiền thuê đất trong nhiều năm, còn doanh nghiệp Việt Nam với một cộng đồng người tiêu dùng đông đảo ở trong nước thì lại không được ưu đãi? Lý lẽ và nền tảng điều hành chính sách nào ủng hộ cho cách đối xử như vậy?

Làm gì khi làn sóng doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản? (TS. Võ Đình Trí): Bảy tháng đầu năm 2021 cả nước có gần 79.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngưng để chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Chính phủ cần có những chính sách để khi doanh nghiệp không may mất khả năng thanh toán thì chủ doanh nghiệp còn có khả năng phục hồi hay có cơ hội thứ hai để làm lại từ đầu.

Giao dịch liên kết trong đại dịch: Những vấn đề cần lưu ý (Anh Tuấn phỏng vấn ông Phạm Ngọc Long, Phó tổng giám đốc, Dịch vụ thuế về giá giao dịch liên kết, Công ty Tư vấn EY Việt Nam): Các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt với các chính sách về thuế và giá chuyển nhượng trong các giao dịch liên kết. Làm thế nào để chứng minh việc phát sinh lỗ hoặc lợi nhuận thấp không phải là kết quả của hoạt động chuyển giá? Đâu là những rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp trong các đợt thanh tra, kiểm tra thuế?

Các đề tài kinh tế – xã hội khác:

Điều chỉnh chiến lược dựa trên số lượng tiêm chủng (mục Ý kiến): Trong điều chỉnh chiến lược, cần phải xem những người đã được tiêm chủng là những người có thể làm thay đổi cục diện phòng chống đại dịch Covid-19.

AfAs, kinh nghiệm từ Singapore (Tâm Dân): Việt Nam có thể tham khảo mô hình liên minh cùng hành động (AfAs – Alliances for Action) của Singapore minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác công – tư.

Khi nào mới hết bị “làm khó” (Long Châu): Đưa ra các quy định tùy tiện, vượt cấp khiến doanh nghiệp kiệt sức, bị thiệt hại nặng thì dù sau đó có sửa chữa, “được vạ thì má đã sưng”.

Tựu trường giữa hồi dịch bệnh (Yên Minh): Kỳ vọng sự linh hoạt trong hoạt động giáo dục sẽ thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh mà vẫn đảm bảo các mục tiêu chất lượng.

“Công thức” giảm lo âu trong dịch bệnh (Thanh Phương): Chuyên viên tâm lý hướng dẫn tìm kiếm các cơ hội chăm sóc sức khỏe phòng ngừa bệnh dịch bằng xác định và phân tích các nguồn lực sẵn có.

Bên trong vùng xanh (Trần Thanh Bình): Người ngồi bên trong “vùng xanh” nhắc nhau phải giữ gìn thật tốt, là cách gián tiếp gánh bớt nỗi gian lao chống dịch mà cả thành phố đang gánh chịu. Ngồi bên trong vùng xanh, chỉ biết nguyện cầu, hy vọng…

VN-Index hồi phục nhờ kỳ vọng dòng vốn “rẻ” thêm! (Thanh Thủy): Yếu tố căn bản hỗ trợ cho VN-Index lúc này vẫn là dòng vốn rẻ đến từ thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa và mặt bằng lãi suất đang có xu hướng được kéo xuống thấp.

Đằng sau điểm sáng chứng khoán (Triêu Dương): Khi cầu tiêu dùng đang giảm thì những diễn biến sôi động của thị trường chứng khoán phần nào mang lại những tín hiệu tích cực.

Vì đâu doanh nghiệp địa ốc vẫn báo lãi lớn bất chất dịch bệnh? (Linh Trang): Ngoài các nguyên nhân về bối cảnh vĩ mô và dòng tiền, một nguyên nhân khiến doanh nghiệp bất động sản vẫn ghi nhận lãi tốt là do chu kỳ kinh doanh khác biệt với các ngành khác.

Sau giai đoạn căng thẳng, lãi suất tiền gửi đã ổn định trở lại nhờ đâu? (Tuệ Nhiên): Các lý do khiến thanh khoản ngân hàng thương mại lại dồi dào là: lượng tiền gửi tăng, phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ, Ngân hàng nhà nước cung tiền đồng qua kênh ngoại tệ, Kho bạc nhà nước mua lại trái phiếu chính phủ.

Giảm mạnh giá mua ngoại tệ: Đâu là động lực và hệ quả? (Thụy Lê): Tiền đồng tăng giá so với đô la Mỹ giúp gia tăng niềm tin vào đồng nội tệ, từ đó giúp lãi suất tiền đồng có điều kiện tiếp tục giữ ở mức thấp – điều rất quan trọng trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức như hiện nay.

Giảm tỷ giá trong giai đoạn nhập siêu (Phạm Minh): Sau khi Ngân hàng nhà nước có động thái giảm giá mua đô la Mỹ, tỷ giá trên thị trường cũng giảm theo gây áp lực nhiều hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Câu chuyện lợi nhuận của ngành ngân hàng (Lê Hoài Ân – Nguyễn Duy Khánh): Đã có những chỉ trích ngân hàng đang “trục lợi” trên khó khăn của  doanh nghiệp, và cũng đã có những giải thích nhằm bảo vệ từ những người trong ngành. Tuy nhiên, tất cả chưa thể hiện đủ sự thật đằng sau vấn đề…

Livestream công kích, nói xấu người khác sẽ bị truy tố ra sao? (Trần Thanh Phương): Nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội vẫn không ngừng các cuộc livestreams công kích các cá nhân khác. Hành vi này phải chịu trách nhiệm pháp lý tới đâu? Người bị hại có thể làm gì để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình?

Dùng OSINT phát hiện lừa đảo online (Song Nghi): Dù phải chuyển hầu hết các giao dịch sang trực tuyến do giãn cách xã hội nghiêm ngặt, doanh nghiệp vẫn có thể tự kiểm tra các dấu hiệu lừa đảo trực tuyến bằng một số công cụ, như OSINT (Open Source Intelligency – thông tin tình báo từ nguồn mở).

Trí tuệ nhân tạo là “nhà sáng chế”: ngoại lệ Nam Phi (Lê Thiên Hương): Ngày 27-7 vừa qua, Dabus – một trí tuệ nhân tạo (AI) do nhà nghiên cứu người Mỹ là Stephen Thaler tạo ra, đã trở thành AI đầu tiên trên thế giới được công nhận vị trí “nhà sáng chế”, và được đứng tên trong bằng sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ Nam Phi cấp.

Câu chuyện trà Mộc Sương ở Mộc Châu (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Có một người hiểu đất Mộc Châu đến từng chân tơ kẽ tóc đã cất công sang Đài Loan học trồng trà, chế biến trà rồi mang giống trà oolong xanh về trồng ở Mộc Châu, rồi gây dựng thương hiệu trà Mộc Sương nổi tiếng.

Người Nhật sạch sẽ và tử tế (Ngọc Trân): Đến Nhật, điều đầu tiên dễ nhìn thấy là sự sạch sẽ, sau đó là sự tử tế của người Nhật, đặc biệt đối với người nước ngoài.

Bao nhiêu là đủ? (Vũ Thị Huyền Trang): Lòng tham ở khắp nơi, dù trên thương trường hay giữa đời thường, ít nhiều chúng đều khiến người ta phải trả giá.

Trang Kinh tế thế giới có các bài viết: Tắc nghẽn cảng container ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt rủi ro (Lạc Diệp); Đại dịch sẽ kết thúc như thế nào? (Nguyễn Vũ); Làm nhiều việc cùng lúc: chơi “trốn tìm” với sếp (Song Thanh).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới