Thứ Ba, 21/03/2023, 04:40
27 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


KTSG số 37-2021: Sống chung với dịch như thế nào?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và kéo dài ở TPHCM cùng những diễn biến đang hết sức phức tạp tại một số địa phương trên cả nước, bài xã luận trên mục Ý kiến của Kinh tế Sài Gòn mở đầu số báo in phát hành sáng mai (9-9) cho rằng “Hãy trao người dân thêm quyền lựa chọn” (tựa bài) trong việc điều trị bệnh.

Bài viết có đoạn: “Trong bối cảnh tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 ở TPHCM tử vong quá cao, vấn đề cấp bách đối với Bộ Y tế không phải là lưỡng lự giữa nên hay không nên cho hệ thống y tế tư nhân mở dịch vụ điều trị có thu phí, mà là làm sao để có càng nhiều cơ sở y tế có đủ điều kiện tham gia điều trị cho bệnh nhân”.

Nhiều góc nhìn về việc ứng phó những vấn đề kinh tế – xã hội trong nguy cơ phải sống chung lâu dài với Covid-19 trên cùng số báo:

Sống chung với dịch nhìn từ Singapore (Thanh Đào): Kinh nghiệm từ Singapore là trước hết phải giảm thiểu số ca nhiễm Covid-19 đến mức chấp nhận được, tùy theo năng lực xử lý của hệ thống y tế cơ sở. Để đạt được điều này thì phải đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi và nhanh chóng nhất có thể.

Giãn cách kiểu Hàn Quốc: Không đóng cửa nhà máy… liệu có khả thi? (Trương Minh Thành): Lợi ích lớn nhất của việc giãn cách xã hội là để có đủ thời gian (làm phẳng hay giãn đường cong dịch bệnh) lập kế hoạch và huy động nguồn lực đối phó với dịch bệnh bùng phát, xây dựng năng lực hệ thống y tế để đối phó, qua đó cứu sống được nhiều mạng người.

Dữ liệu – vũ khí liên ngành giúp kiểm soát Covid-19 (Đông Quân): Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, ngoài các lực lượng tuyến đầu thì hậu phương cũng cần có lực lượng thống kê, phân tích, xây dựng kịch bản và chiến lược phản ứng tương thích, không chỉ phục vụ chống dịch mà còn hỗ trợ phương án hoạt động sau khi dịch được kiểm soát.

Năng lực y tế và phòng chống dịch (Trần Hùng Sơn): Một trong những điều kiện để đi tới “bình thường mới” là tăng cường năng lực chăm sóc của hệ thống y tế; năng lực phát hiện, quản lý và ngăn ngừa các ca lây nhiễm mới.

Doanh nghiệp lo ngại khi thời gian làm việc từ xa kéo dài (Song Thanh): Giới quản lý các công ty lo ngại các văn phòng có thể tiếp tục phải đóng cửa và quãng thời gian làm việc từ xa có thể kéo dài tới hai năm.

Bộ Y tế còn chần chừ đến bao giờ? (Tấn Đức): Trong điều kiện nguồn cung vaccin hạn chế, việc ưu tiên cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao là cần thiết, bao gồm những người nguy cơ cao dưới 18 tuổi. Việc Bộ Y tế mặc định chưa tiêm vaccin cho toàn bộ người dưới 18 tuổi có thể là một sai lầm.

Sự trì trệ đáng sợ (Đức Hoàng): Tính đến ngày 3-9, TPHCM có 84.138 F0 cách ly tại nhà, trong đó nếu loại trừ những người trở về cách ly sau khi xuất viện thì vẫn còn gần 60.000 F0 cần thuốc điều trị. Thế nhưng ngay cả số túi thuốc C ít ỏi cũng mãi không đến được tay bệnh nhân. Đây là điều rất khó chấp nhận.

Kinh nghiệm làm việc từ xa hiệu quả cho cả nhân viên và người quản lý (PGS.TS. Bùi Thị Minh Hồng): Vài điều học được từ làm việc tại nhà cho nhiều tổ chức trên thế giới.

Chu kỳ hai tháng của Covid-19 (Nguyễn Vũ): Quan sát các đợt thăng trầm dịch bệnh vừa qua tại nhiều nước, tờ New York Times cho rằng rất có thể dịch Covid-19 bùng phát tại một nơi nào đó, đạt đỉnh rồi giảm dần theo chu kỳ hai tháng.

Tháng 8 của VN-Index: Hồi phục nhưng vẫn chưa hết lo âu! (Thanh Thủy): Kết thúc tuần giao dịch ngắn trước 2-9 là một phiên giao dịch trồi sụt, tuy vậy, tính chung cả tháng 8, VN-Index tăng nhẹ 1,64% so với tháng trước, lên mức 1.331 điểm.

Thận trọng với cổ phiếu nương theo “sóng” đầu tư công! (Linh Trang): Hai trụ đỡ tiêu dùng và xuất khẩu tiếp tục suy yếu do dịch bệnh, liệu đầu tư công có trở thành đầu kéo khả thi hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng cuối năm 2021?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ? (Thụy Lê): Gần 250.000 tỉ đồng là giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã được phát hành trong tám tháng đầu năm nay, tăng trưởng so với cùng kỳ, bất chấp những rủi ro liên tục được cảnh báo. Đâu là những yếu tố khiến kênh đầu tư này gia tăng sức hút?

Sự tiến hóa của các sản phẩm tài chính (Nguyễn Thị Bình Giang – Lê Hoài Ân): Bất chấp tác động của dịch bệnh, năm 2020 cho đến nửa đầu năm 2021 đã chứng kiến một giai đoạn thăng hoa của thị trường tài chính khi tất cả các sản phẩm đều phát triển rất mạnh.

Thay đổi phương thức mua ngoại tệ không nhất thiết làm thay đổi lãi suất (Phan Minh Ngọc): Việc NHNN gần đây thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn sáu tháng về phương thức mua giao ngay, theo giới phân tích, sẽ tạo nguồn cung tiền mới và tức thời. Do đó, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào, làm giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trong các tháng tiếp theo.

Doanh nghiệp nào an toàn trong đại dịch? (Triêu Dương): Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, số doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động hay hoạt động cầm chừng ngày càng tăng. Việc lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư an toàn có lẽ là tiêu chí quan trọng nhất.

Sống thời gian khó… (Đặng Đào): Ở thế khó của hoạt động sản xuất kinh doanh là buộc phải liên tục đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch gắt gao, doanh nghiệp vẫn hàng ngày hàng giờ không ngừng sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm.

Doanh nghiệp và nguy cơ “chết oan vì ung thư thông tin” (Song Nghi): “Sản phẩm A của doanh nghiệp XYZ có chứa chất gây ung thư”. Thực hư chưa kịp xác minh thì thương hiệu doanh nghiệp đã đứng trước nguy cơ tổn hại nặng nề khi bị loại “ung thư thông tin” này tấn công.

“Võ sĩ sumo” đi buôn tam giác mạch (Hồ Nguyên Thảo): Những địa danh Phố Cáo, Đồng Văn hay Mèo Vạc bắt đầu lấp lánh trong những câu chuyện của Matsuo Tomoyuki về ẩm thực Nhật Bản.

Nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới hay “giựt” khách? (LS. Hồ Thị Trâm – Phạm Trúc Thoa): Những nỗ lực bán hàng thời dịch dã thưa vắng khách không khéo sẽ thành chuyện kiện tụng vì cạnh tranh không lành mạnh.

Thương mại điện tử trước thách thức khôi phục chuỗi cung ứng (Yên Minh): Sự nổi lên mạnh mẽ của các phương thức giao thương trực tuyến trong đợt bùng phát dịch thứ tư đang được nhìn nhận ở cả hai khía cạnh cơ hội và thách thức cho thương mại điện tử ở Việt nam.

Con dấu doanh nghiệp: chương mới có phải là chương cuối? (Lưu Minh Sang – Trịnh Ngọc Nam): Cùng với hành trình cải cách của Luật Doanh nghiệp, số phận pháp lý của con dấu doanh nghiệp cũng “ba chìm bảy nổi” với nhiều đổi thay. Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục mở một chương mới cho con dấu doanh nghiệp, nhưng liệu đã là chương cuối?

Khoa học giả tưởng và tương lai học: không thể thiếu cho tầm nhìn tương lai (Trịnh Nguyễn): Chưa có những tổng kết, đánh giá về khoa học giả tưởng ở Việt Nam trên cả hai phương diện: sáng tác, và dịch các tác phẩm nước ngoài. Trong khi đó, nghiên cứu – đào tạo về tương lai học giúp cung cấp các kiến thức mang tính phương pháp luận nhằm đón đầu các thành tựu khoa học ứng dụng mới.

Truyền hình Internet trong xu thế cá nhân hóa (Phạm Hải Chung): Thuật toán và trí tuệ nhân tạo biết chính xác từng công chúng muốn xem gì và mang tới những trải nghiệm trực tuyến theo yêu cầu.

Dịch dã càng dữ, càng cần nhẹ nhàng với nhau (Quỳnh Thư): Dịch dã rồi sẽ qua, chỉ còn yêu thương ở lại.

“Chúng ta không thụ động trong nỗi đau” (Nguyễn An Nam phỏng vấn nhà văn Trần Thùy Mai): Những chấn động lớn của cuộc sống là bối cảnh cho những sáng tác quan trọng ra đời, bởi chúng lay động và thức tỉnh bản năng của người viết trước nỗi đau nhân sinh.

Xúc tiến thương mại: Chuyên đề về thanh long (Nguyễn Duy Nghĩa): Xuất khẩu thanh long chưa năm nào được suôn sẻ thì năm nay còn bị bồi thêm bởi dịch Covid-19.

Thận trọng với đề án phát triển đội tàu container (Đặng Dương): Lộ trình phát triển phù hợp cho một hãng tàu Việt Nam có thể đi từ việc mở rộng các mảng dịch vụ hiện hữu, đó là vận tải nội địa và chở hàng cho các hãng tàu lớn kết nối cảng Việt Nam đến các cảng trung chuyển trong khu vực.

Mục tiêu là “thịnh vượng chung”, nhưng không thịnh vượng cho giới dầu tư? (Lạc Diệp): Mục tiêu “thịnh vượng chung” của Trung Quốc liệu sẽ ảnh hưởng thế nào tới giới đầu tư?

Trong khủng hoảng, nghĩ về tinh thần lạc quan, và… bi quan! (Thiên Kim): Vào những thời điểm khó khăn, chúng ta chọn cách ứng xử nào: lạc quan tin tưởng ở tương lai, hay lo lắng và bi quan?

“Có chi đâu anh!”, mà có… (Thanh Thảo): Trong câu trả lời “Có chi đâu anh!” (thường là sau khi nhận sự ngỏ lời cám ơn) có chút gì như đường, như muối…

Tản văn Nhìn vào trong (Nguyễn Ngọc Tư): Giờ nhận ra sự tồn tại của thân xác đôi khi là vào những lúc nhìn luồng khí đi vào buồng phổi.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới