Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 40-2021: Trước giờ mở cửa

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) –  Để tiến tới mở cửa cho các hoạt động sau giãn cách khi kiểm soát được dịch Covid-19, KTSG bản in sáng mai (30-9) giới thiệu những góc nhìn từ thực tế nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch ở một số nước đã từng trải qua những đợt bùng phát dịch trước Việt Nam.

Ván cược mở phong tỏa của thủ tướng Anh: Cầu vồng sau mưa (Hồ Quốc Tuấn): Bất chấp những phản đối trong xã hội cũng như của các nhà khoa học, có vẻ như ván cược dỡ bỏ các biện pháp hạn chế của ông Boris Johnson lần này đã đúng.

Vaccine – vì sao thiếu? (Nguyễn Vũ): Các hãng dược không muốn mạo hiểm đầu tư nhiều vào các cơ sở hạ tầng rất tốn kém để sản xuất thêm vaccine vì sợ sau khi dập tắt được dịch Covid-19 sẽ không còn ai mua vaccine của họ.

Sống chung với chủng virus Delta là điều chắc chắn (Nguyễn Đăng Anh Thi): Canada vẫn phải sống chung với virus dù đã tiêm vaccine đủ cho 70% dân số. Cần xác định phải sống chung với virus vì sẽ không có miễn dịch cộng đồng.

Các vấn đề kinh tế – xã hội theo dòng thời sự ở trong nước và trên thế giới:

Đồng bộ (mục Ý kiến): Để mở cửa cho nền kinh tế hoạt động trở lại, TPHCM đang chuẩn bị tích cực bằng việc đồng bộ trong chủ trương, chính sách cũng như biện pháp của cả một khu vực rộng lớn chứ không tính cho riêng từng địa phương.

Thay vì nhắc nhở, hãy yêu cầu “sao kê” (Đức Hoàng): Mua sắm công luôn là miếng mồi béo bở của những cán bộ biến chất. Có những người thường vin vào cái cớ tình hình cấp bách nên có sai sót để che giấu những khuất tất bên trong. Việc mua sắm thuốc men, trang thiết bị và vật tư y tế phòng chống dịch cũng không ngoại lệ.

Nếu phải vay thêm, thì chỉ vay cho phòng, chống dịch (Phan Minh Ngọc): Tài chính quốc gia hầu như không còn nguồn để khai thác. Trước viễn cảnh sẽ phải chi rất nhiều cho chỉ riêng phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe cho người dân, việc tăng vay nợ cần rất cẩn trọng.

Nhịp tim của doanh nghiệp rớt – cần gấp máy khử rung (TS. Võ Đình Trí): Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển tư nhân công bố vào cuối tháng 8-2021 cho thấy một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp đã hoặc sắp vào ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) như bệnh nhân Covid nặng.

Đã khốn vì dịch còn khổ vì giấy phép con (Tấn Đức): Yêu cầu của Thủ tướng chính phủ tại Chỉ thị 26 về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản là “các địa phương không được ban hành các giấy phép con”. Do vậy, cần xử nghiêm người đứng đầu các địa phương “ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ ngành…”.

Từ các vụ thắng kiện Uber, nhìn lại “tài xế công nghệ” ở Việt Nam (LS. Hồ Thị Trâm – Nguyễn Thị Thúy An): Trong khi tài xế công nghệ ở Việt Nam chấp nhận làm việc trong bối cảnh nhiều rủi ro để có thu nhập mùa dịch, vụ kiện của tài xế Uber ở Anh và Hà Lan được tuyên thắng kiện Uber đã đưa họ lên một vị thế khác trước.

Cho phép xe công nghệ hoạt động trở lại: Câu chuyện quyền lợi của tài xế (LS. Trần Hữu Tiến): Các hãng xe công nghệ đã mở lại dịch vụ sau những tuần giãn cách. Nhưng cũng từ đây, cần có sự quan tâm cụ thể hơn đối với lực lượng lái xe – đối tượng đang như những người làm công nhưng không được hưởng các quyền lợi mà người làm công vốn phải có.

Cuộc chạy đua làm thuốc viên trị Covid-19 và vaccine dạng uống (Ricky Hồ): Một số loại vaccine dạng uống và thuốc viên điều trị Covid-19 của các hãng dược trên thế giới đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Israel là nước đầu tiên thử nghiệm lâm sàng vaccine viên nhộng…

Vì những đứa trẻ mồ côi bị đại dịch Covid-19 ném ra giữa đời (Đoàn Khắc Xuyên): Hơn 1.500 trẻ em ở TPHCM bỗng chốc bị dịch Covid-19 cướp đi mẹ hoặc cha, hoặc cả mẹ lẫn cha, hoặc cả mẹ cha lẫn ông bà nội/ngoại. Giờ là lúc cả xã hội bằng mọi cách giúp các em vượt qua cú sốc đó.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 3 đến gần – Kỳ vọng những nhóm ngành nào? (Triêu Dương): Những nhóm ngành nào vẫn ghi nhận kết quả tích cực, bất chấp chính sách giãn cách xã hội chặt chẽ để phòng, chống dịch?

Nên xem xét nới lỏng thêm chính sách tiền tệ? (Thụy Lê): Có lẽ nên nhanh chóng có thêm một bước nới lỏng chính sách nhằm tạo dư địa rộng hơn trong trường hợp sau này phải thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại.

Cảnh báo rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp! (Đăng Linh): Gần đây, những động thái vào cuộc của các cơ quan quản lý được cho là kịp thời, nhằm cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn những đổ vỡ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh sau loạt tin tức “khủng” (Thanh Thủy): Tuần giao dịch trước ghi nhận sự biến động mạnh của thị trường tài chính toàn cầu trước nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn bất động sản đứng thứ hai Trung Quốc – Evergrande. VN-Index có hai phiên tăng điểm và ba phiên giảm điểm.

Nhà vườn cà phê cần gì trong thời “bình thường mới”! (Nguyễn Quang Bình): Suốt hai mùa kinh doanh liền, tính từ mùa xuân 2020 khi virus corona được phát hiện tại Vũ Hán, chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam đã thấm thía nhiều nỗi cam go nhưng đã vượt qua trong may mắn.

Cơ hội thị trường và chứng nhận cho thực phẩm hữu cơ (Đặng Đào): Một số sự cản trở tiến trình phát triển nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam bao gồm việc thiếu những khóa đào tạo về khoa học hữu cơ cũng như chứng nhận sản phẩm. Dự án của Mekong Organics trong lĩnh vực này nhận được tài trợ của Chính phủ Úc đã mở ra một cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam.

Hạt điều từ Campuchia ồ ạt vào: Là tốt, không có gì phải lo (Nguyễn Duy Nghĩa): Nguồn hạt điều nguyên liệu từ Campuchia thay thế cho nguồn từ châu Phi, góp phần cải thiện đầu vào cho chế biến và xuất khẩu sẽ thuận thông. Đó cũng là con đường gần và số lượng lớn, giá tương đối ổn định, phí dễ chịu…

Xuất khẩu gạo những tháng cuối năm: Đà tụt dốc sẽ còn mạnh thêm? (Nguyễn Đình Bích): Có khả năng bức tranh xuất khẩu gạo năm nay sẽ không đẹp do tình hình những tháng cuối năm không sáng sủa.

Thanh toán không tiền mặt có… rẽ ngang sau mùa giãn cách? (Trương Trọng Hiểu): Đại dịch Covid-19 là “thiên thời” để thanh toán không tiền mặt lên ngôi. Nhưng sau giai đoạn giãn cách, liệu người tiêu dùng có tiếp tục gắn chặt “đời” mình với phương thức tiêu dùng và thanh toán mới này?

Thẩm quyền giao kết hợp đồng của doanh nghiệp nhà nước – vấn đề thường bị bỏ quên (LS. Thân Trọng Lý – ThS. Bùi Công Duy Linh): Như lẽ đương nhiên, trong hợp tác công-tư với DNNN, nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận từ việc khai thác quỹ đất thuộc quyền sử dụng của DNNN. Tuy nhiên, hàng loạt dự án bất động sản đã bị tuýt còi và nhiều nhà lãnh đạo, người quản lý DNNN và các bên liên quan bị truy tố hình sự với tội danh vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.

Covid-19 có thức tỉnh được nhà quản lý quy hoạch đô thị? (Nguyễn Minh Hòa): Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư cho thấy sự lây lan nhanh của dịch bệnh có liên quan đến yếu tố dân số. Công tác quy hoạch chiến lược phải tính đến tái cấu trúc lại các thành phố lớn.

Vì sao Chính phủ Trung Quốc sẽ không cứu Evergrande? (Lê Hoài Ân – Nguyễn Duy Khánh): Trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc, việc cho phá sản hay sụp đổ một doanh nghiệp khổng lồ không quan trọng bằng việc ổn định hệ thống tài chính và hệ thống chính trị.

Trung Quốc đàm phán gia nhập CPTPP: Thách thức từ các nước thành viên (Dương Văn Học): Việc Trung Quốc xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có thể là bước đi mang tính biểu tượng nhằm lấp chỗ trống từ Mỹ, một bước “đi tiên” để vô hiệu hóa mong muốn gia nhập CPTPP của Đài Loan. Nhưng con đường đến CPTPP của Trung Quốc dường như vô định.

Cuộc đua gia nhập CPTPP giữa hai bờ eo biển Đài Loan (Song Thanh): Theo Bloomberg, việc cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều đề nghị gia nhập CPTPP có thể tạo ra sự chia rẽ về quan điểm giữa các nước thành viên trong khối.

Khi nào “cá mới thoát khỏi thớt”? (Nguyễn An Nam): Một khi điện ảnh được tư duy như một ngành công nghiệp văn hóa thì nên đặt quá trình sản xuất và công bố sản phẩm vào trong quy luật của thị trường. Họ không cần bị làm khó bởi luật mà trái lại, pháp luật nhằm bảo vệ sự chính đáng của sáng tạo và kinh doanh.

Ngôi trường để thực thi giáo dục khai phóng (Thanh Thảo): Những luận điểm giáo dục cơ bản làm nền tảng cho ngay cả những nền giáo dục tiên tiến nhất cũng chính là giáo dục khai phóng.

“Drama từ thiện”: Cần minh bạch dưới góc độ pháp lý (LS. Lạc Duy): Hy vọng “drama từ thiện” đang dậy sóng sẽ sớm có hồi kết hợp tình, hợp lý theo đúng cái tâm của hoạt động thiện nguyện cũng như quy định pháp luật.

Khi xã hội chưa thể bình ổn vì Covid, hãy tạo sự bình an trong tinh thần (Thụy Phương): Hãy vận động thể chất mỗi ngày, hãy nuôi dưỡng thiện tâm, hãy để cảm xúc lên tiếng…

Tập luyện đơn giản khi phải ở nhà để tăng cường sức khỏe (BS. Lê Hùng): Vài phương pháp tập luyện đơn giản tại nhà giúp giữ gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng mà ai cũng có thể tập luyện, đặc biệt, rất phù hợp với người lớn tuổi.

“Xóm” tôi “mùa” giãn cách (Phù Sa Lộc): Mùa giãn cách, nhưng tình làng nghĩa xóm thật ấm áp!

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới