Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 42-2021: Triển vọng hồi phục tới đâu?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giữa lúc nền kinh tế cần những gói hỗ trợ trong chiến lược mở cửa từng bước sau đại dịch thì vấn đề lạm phát cũng được nêu ra và không ít ý kiến cho rằng đó sẽ là một trong những rủi ro chính của năm 2022.

Theo chuyên gia kinh tế Hồ Quốc Tuấn trong bài viết của mình trên KTSG bản in sáng mai (14-10), cần Tìm điểm cân bằng đúng (tựa bài viết) trong lúc thực thi các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và chống dịch.

Trong khi đó, theo góc nhìn của tác giả Phạm Thế Anh trong bài viết tựa đề Triển vọng hồi phục kinh tế khá bấp bênh, kinh tế chín tháng đầu năm tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, và cần tập trung vào các con số thống kê của quí 3 để thấy rõ hơn sức tàn phá của đại dịch và những biện pháp phòng chống dịch cực đoan. Theo tác giả, nếu không gỡ bỏ một cách hợp lý những rào cản thì không chỉ sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế mà còn phát sinh những khó khăn, gây tốn kém hơn cho công cuộc hồi phục.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Thiết yếu! (mục Ý kiến): Đứng trước việc thiếu hụt công nhân, các doanh nghiệp phải thiết lập lại mối quan hệ toàn diện với đội ngũ của mình, xem trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước hết là đối với công nhân của mình.

Sợ trách nhiệm rồi cứ để mặc doanh nghiệp chết dần sao! (Tấn Đức): Chủ trương sống chung với Covid đang vấp phải một lực cản vô cùng lớn từ căn bệnh “sợ chịu trách nhiệm” của cấp lãnh đạo ở không ít địa phương.

“Tự phát” hồi hương, “tự giãn cách”, và các vấn đề đặt ra (PGS. Trương Quang Thông): Nỗi lo vì sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hết thì lại phải chứng kiến nỗi lo nhãn tiền về sự đứt gãy chuỗi cung ứng lao động.

Sau Covid-19, TPHCM sẽ như thế nào? (TS. Võ Đình Trí): Tình hình kinh tế quí 3 và chín tháng đầu năm 2021 của TPHCM rất ảm đạm. Với việc nới lỏng giãn cách từ ngày 1-10, hy vọng đầu tàu kinh tế của cả nước sẽ tăng tốc trở lại.

Quản lý nhà nước không phải là hiệp thương (LS. Nguyễn Tiến Lập): Tại sao Cục Hàng không dân dụng và Bộ Giao thông Vận tải vốn đại diện cho quốc gia để thực thi luật pháp lại không làm nhiệm vụ của mình theo chức năng mà lại hiệp thương với các địa phương khi ra quyết định?

Nhân vụ công ty “Shark Liên” bị kiện, bàn vài chuyện về M&A (LS. Trương Hữu Ngữ): Mới đây nhà đầu tư Thái Lan đã kiện Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam liên quan đến giao dịch mua cổ phần trong Công ty cổ phần Nước mặt Sông Đuống. Từ vụ việc này, bàn thêm về việc xử lý rủi ro bằng hợp đồng và hoạt động mua bán doanh nghiệp (M&A) ở Việt Nam.

VN-Index hướng đến vùng kháng cự mạnh (Thanh Thủy): Tuần giao dịch trước ghi nhận sự khởi sắc trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam với năm phiên tăng điểm liên tiếp. Về kỹ thuật, VN-Index cần vượt qua vùng đỉnh cũ 1.380-1.400 điểm, kèm theo sự xác nhận của thanh khoản để cho thấy dòng tiền đã tự tin nhập cuộc.

Chứng khoán – sự lạc quan trở lại? (Triêu Dương): Thị trường bứt phá trong tuần đầu tháng 10 cùng những tín hiệu kỹ thuật tích cực. Nhưng dòng tiền sẽ có sự phân hóa trong mùa công bố lợi nhuận quí 3 bắt đầu từ giữa tháng 10.

“Sóng” cổ phiếu dầu khí có thể kéo dài bao lâu? (Linh Trang): Mặc dù nhóm cổ phiếu dầu khí đang được kỳ vọng nhờ giá tăng, nhưng chọn lựa đầu tư vào cổ phiếu nào trong nhóm ngành này trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì không phải đơn giản.

Thách thức giảm lãi suất cho vay và nợ xấu (Thụy Lê): Kế hoạch cơ cấu lại hệ thống tín dụng giai đoạn 2021-2025 tiếp tục các mục tiêu không dễ dàng, bao gồm  giảm lãi suất cho vay và xử lý nợ xấu.

Xuất siêu trở lại nhưng đừng vội mừng (Bùi Trinh): Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam xuất siêu trở lại. Tuy vậy, cần nhớ Việt Nam chưa tính và công bố GDP theo phương pháp thu nhập. “Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam 2020” thì cho thấy khối FDI chuyển tới hơn 70% lợi nhuận về nước của họ.

Còn chờ nữa là… chết (Đào Loan): Mở cửa càng muộn thì cơ hội sống của doanh nghiệp du lịch càng mong manh.

Cần dũng cảm sống cùng Covid! (Hồ Nguyên Thảo): Việc mở cửa ngay lúc này đóng vai trò quan trọng đối với ngành du lịch và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Họ đã bị bỏ quên quá lâu! (Đức Hoàng): Suốt thời gian dài, TPHCM và các tỉnh lân cận đã dựa vào nguồn lao động ngoại tỉnh để đáp ứng “cơn khát” lao động chân tay, nhưng hình bóng của họ trong chính sách an sinh xã hội của các địa phương thì rất mờ nhạt.

Khi cảm xúc được vỗ về! (Đặng Đào): Một số kinh nghiệm vượt khủng hoảng ở đỉnh dịch Covid-19 của doanh nghiệp, trong đó, quản trị con người, đặc biệt về phương diện cảm xúc, được chú trọng như một phương cách phát triển nội lực thích nghi hơn với bối cảnh thế giới phức tạp, đầy biến động.

Chăm sóc và chữa lành tâm lý cho người lao động thời hậu Covid (Ricky Hồ): Làn sóng người lao động bỏ về quê lên đến hàng trăm ngàn, tăng áp lực về thiếu lao động lên doanh nghiệp ở khu vực TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Ngành bất động sản Việt Nam nhìn từ câu chuyện Evergrande (Nguyễn Duy Khánh – Trần Viết Lảm): Xét trong ngắn và trung hạn, ngành bất động sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Nhưng tổng thể nền kinh tế đang đặt kỳ vọng quá nhiều vào sự tăng trưởng thị trường bất động sản mà không chú trọng gia tăng đầu tư vào các ngành sản xuất.

Nhận diện gót chân Achilles của ngành logistics (TS.Võ Duy Nghĩa): Để chia lửa cho hệ thống đường bộ, Chính phủ nên ưu tiên việc cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm ngành đường sắt vốn đang trong tình trạng lạc hậu nhất của lĩnh vực logistics.

Chuyện riêng nhưng không phải chuyện nhỏ (Huỳnh Trung Hiếu): Khi dữ liệu cá nhân bị xâm phạm, nhất là dữ liệu nhạy cảm, người bị xâm phạm cần được bảo vệ kịp thời. Chưa nói tới hậu quả, trách nhiệm của bên thu thập thông tin phải đặt ra trước hết.

Từ chuyện từ thiện và cách các ngân hàng trên thế giới bảo mật thông tin (Trần Thị Phúc Hậu – Lê Hoài Ân): Bảo mật thông tin là trụ cột quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.

Thí nghiệm và thực nghiệm (Nguyễn Vũ): Giải Nobel Kinh tế năm nay trao cho ba nhà kinh tế gồm một nửa giải cho ông David Card (Đại học Berkeley) và nửa còn lại cho Joshua Angrist (Đại học MIT) và Guido Imbens (Đại học Stanford). Trong các công trình của ba ông này còn có một cái tên trước nay vẫn được nhắc đến đó là Alan Krueger – một nhà kinh tế ở Đại học Princeton, người đã mất vào năm 2019.

Tỏa sáng từ lãng quên (Nguyễn An Nam): Sẽ có người chỉ trích việc trao giải Nobel Văn học năm 2021 cho Abdulrazak Gurnah, nhưng cũng có những độc giả điềm đạm nghĩ là giải thưởng lần này đã giới thiệu một sự nghiệp văn chương mà người ta cần tìm đọc.

Từ phim “Vị” nói về quyền tác giả và kiểm duyệt (TS. Lê Thị Thiên Hương): Bộ phim “Vị” của đạo diễn Lê Bảo bị Cục Điện ảnh cấm phát hành vì “vi phạm Luật Điện ảnh”. Trong trường hợp phim vi phạm quyền tác giả ở Việt Nam, chủ sở hữu quyền tác giả vẫn có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vi phạm này.

Nguyên cớ của tri âm (Diễm Trang): Suốt hành trình một đời người, chỉ cần một lần gặp gỡ và có thể rút hết ruột gan thì có chết cũng không có gì nuối tiếc.

Tuổi trung niên với hội chứng cấn dưới mỏm cùng vai (BS. Tăng Hà Nam Anh): Vào những lúc đổi mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa khô sang mùa mưa, nhiều người ở tuổi trung niên cảm thấy đau vùng vai gáy, nhưng những triệu chứng này lại không liên quan với bệnh thoái hóa cột sống cổ như nhiều người liên tưởng.

Dự trữ cho ngày sau (Vũ Thị Huyền Trang): Sống trong bình thường mới, người ta liệu sẽ thay đổi lối sống bận bịu trước kia, kiểu phải vét những hạt gạo cuối cùng trong ngày, vì sáng mai vẫn có thể đi mua, “hết tiền mới lo, chứ hết đồ đâu sợ…”.

Trang Kinh tế thế giới có các bài viết: Mỹ đối mặt nhiều thách thức từ thị trường việc làm (Song Thanh); Khủng hoảng điện tại Trung Quốc: Có thể làm tê liệt kinh tế toàn cầu (Lạc Diệp); Giá nguyên liệu sẽ tăng và duy trì ở mức cao? (Nguyễn Vũ).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới