Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 43-2021: Kích thích nền kinh tế theo hướng nào?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Tăng trưởng kinh tế năm 2021 phụ thuộc nhiều vào khả năng lưu thông – cả hàng hóa lẫn con người. Theo dự báo của các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS), đứng trước mối nguy lạm phát và đình trệ luôn rình rập, dù lạc quan, tốc độ tăng trưởng có lẽ cũng không quá 2%.

Đây là một trong những dự báo được chuyển tải trong bài viết tựa đề Triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam: Ngổn ngang nhiều mối lo của Minh Tâm trên KTSG bản in phát hành sáng mai, 21-10.

Liệu Việt Nam có thể kích thích nền kinh tế theo hướng nào?, Tài khóa hay tiền tệ? là tựa đề bài viết của Thụy Lê. Theo tác giả, một khi chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại, nếu nhà điều hành không có hướng tiếp cận hợp lý hoặc phát tín hiệu không rõ ràng thì có thể khiến các thị trường tài sản khủng hoảng và tạo ra bất ổn vĩ mô, kéo theo những rủi ro lên nền kinh tế thực.

Về Phát hành “trái phiếu tái thiết kinh tế” để kích thích nền kinh tế (tựa bài viết), theo tác giả Trần Hùng Sơn, khoản chi tiêu lớn của Chính phủ để hỗ trợ ảnh hưởng bởi đại dịch có thể làm cho thâm hụt ngân sách gia tăng. Do đó, điều quan trọng là cần tránh sự bùng nổ nợ trong ngân sách khi phát hành trái phiếu tái thiết kinh tế. Tác giả viết: “Cả Chính phủ và chủ thể được hỗ trợ cần ghi nhớ rằng các khoản chi này phải được hoàn trả bằng các khoản thu thuế trong tương lai khi nền kinh tế phục hồi”.

Trong khi đó, theo LS. Trương Thanh Đức, không nên trông chờ nhiều vào khả năng đẩy mạnh tín dụng, nhất là lại đồng thời với việc hạ lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại (bài Quy luật lãi suất).

Các đề tài kinh tế – xã hội khác:

Dữ liệu mở – hoa hồng và gai nhọn (Nguyễn Ái Nhi – Lưu Minh Sang): Mở kho dữ liệu chính phủ đang là xu hướng khó có thể đảo ngược. Tuy nhiên, chấp nhận chia sẻ dữ liệu là sẵn sàng bị giám sát và buộc phải minh bạch.

Cần có dữ liệu để hỗ trợ sống chung an toàn với Covid (Tấn Đức): Nếu có cơ sở dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định thì chắc chắn sẽ hạn chế được rủi ro suy đoán sai.

Trở lại thị trường, ngành du lịch TPHCM quyết khó đâu, giải đó (Đào Loan): Nhiều công ty lữ hành, khách sạn đã bắt đầu hoạt động trở lại. Lượng khách tuy chưa nhiều nhưng cũng đủ đem lại sự lạc quan cho các doanh nhân.

Làm việc từ xa thúc đẩy ứng dụng công nghệ quản trị (Đặng Đào): Ứng dụng công nghệ vào vận hành và quản trị nhân sự trong xu thế làm việc từ xa không chỉ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp vượt khủng hoảng Covid mà còn được cho là đòn bẩy để doanh nghiệp nhanh chóng tái lập luồng công việc và phục hồi thời hậu Covid và trong tương lai.

Khi CEO trở thành những “bệnh nhân đặc biệt” (Hồ Nguyên Thảo): Tổng giám đốc điều hành (CEO) hay những nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp cũng cần được chăm sóc và chữa lành về tinh thần trong mùa dịch, nhưng trên thực tế, họ thường bị… bỏ quên!

Dựng “Cổng an sinh doanh nghiệp”, tại sao không? (Song Nghi): Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện các ứng dụng công nghệ. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được trực tuyến hóa 100% với chữ ký số thay vì phải dùng giấy tờ như vừa qua.

Cần các địa phương tăng cường đối thoại (Yên Minh): Hàng loạt điểm nghẽn làm cản trở hoạt động sản xuất đã được Bộ Công Thương cam kết thúc đẩy giải quyết sau hội nghị trực tuyến hồi tuần trước giữa Bộ với Samsung Việt Nam và hơn 20 nhà cung ứng của hãng này tại TPHCM, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Đã đến lúc trả lại “cần câu” cho người nghèo (Đức Hoàng): Những người đã từng phải rời cha mẹ, vợ con ở quê nhà để tìm đường lên thành phố, nay đang đối diện một câu hỏi rất thực tế: bám trụ ở lại thành phố lúc này thì lấy gì để sống?

Kỷ cương ở đâu? (mục Ý kiến): Việc cán bộ và lãnh đạo các cấp ở địa phương –  những người nhân danh luật pháp để thực thi quyền công vụ của mình, nhưng họ lại không tuân thủ luật lệ và kỷ cương. Đó là điều không thể chấp nhận.

Sự kiện bất khả kháng không thể được viện dẫn tùy tiện (Phạm Đăng Khoa): Viện dẫn điều kiện bất khả kháng cho sự vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ chỉ nên được coi là việc chẳng đặng đừng, vì dù là bất khả kháng, cũng sẽ gây sự rạn nứt.

VN-Index “nỗ lực” chinh phục vùng kháng cự (Thanh Thủy): Năm phiên giao dịch trong tuần trước, sau khi bứt khỏi xu hướng đi ngang, các chỉ số đều ghi nhận đà tăng tích cực.

Cổ phiếu ngành than: Sẽ có “độ trễ” với cơn sốt giá than thế giới! (Linh Trang): Giá than tăng phi mã nhưng ngay trong năm 2021, nhóm cổ phiếu ngành than chưa thể hưởng lợi từ cơn sốt giá, và sự kỳ vọng được đặt cho năm 2022.

Hàng không có phải là một ngành hấp dẫn? (Nguyễn Duy Khánh – Trương Thanh Hậu): Ngành hàng không được dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ sau dịch. Để tối ưu chi phí, các hãng hàng không giá rẻ đã cấu trúc lại mô hình kinh doanh như thế nào?

Lo ngại Fed tăng lãi suất và áp lực lên lãi suất trong nước (Phạm Minh): Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2022, phản ánh qua lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhiều ở kỳ trung, dài hạn. Điều này có thể gây áp lực tăng mặt bằng lãi suất trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Hoán đổi cổ phần bắt buộc có thể là giải pháp (LS.Trương Hữu Ngữ): Nhìn lại việc mua bán sáp nhập theo luật và trên thực tế ở Việt Nam, có thể nói cho phép hoán đổi cổ phần bắt buộc là luật hóa sáp nhập thực tế.

Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2021 – Việt Nam nằm ở đâu? (Lê Thiên Hương): Để Việt Nam đạt kết quả tích cực hơn trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu phát triển hay cải thiện môi trường kinh doanh phải mang tính đồng bộ và thống nhất hơn nữa.

Trung Quốc thiếu điện, nhiều ngành ở Việt Nam sẽ hưởng lợi (Triêu Dương): Tình trạng thiếu hụt điện của Trung Quốc và có thể kế tiếp là Ấn Độ đang gây ra mối đe dọa cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Qua đó, một số ngành sản xuất tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng năng lượng mới nhất này.

Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu: Nhìn từ trò chơi mua bia (Nguyễn Vũ): Mỗi khi nhắc đến khủng hoảng chuỗi cung ứng, người ta thường nhắc đến các bến cảng nghẽn tàu, xe chở hàng không có tài xế, các nhà máy đóng cửa vì thiếu điện, thiếu chip… Nhưng còn một điểm nghẽn rất quan trọng ít ai để ý: tâm lý đặt hàng hoảng loạn của người điều hành doanh nghiệp.

“Cách mạng xanh” tác động đến giá đồng? (Nguyễn Phán): Mặc dù đã tụt khỏi đỉnh, nhiều loại khoáng sản đã tăng giá kỷ lục trong năm nay khi kinh tế toàn cầu bật lại sau Covid-19, với việc chính quyền các nước đẩy mạnh chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng trong khi chuỗi cung ứng gặp nhiều vấn đề.

Kinh tế Trung Quốc trên đà “hụt hơi” (Song Thanh): Nền kinh tế Trung Quốc ghi nhận sự giảm tốc trong quí 3 vừa qua do các yếu tố bất lợi từ thị trường bất động sản và lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các chuyên gia cảnh báo tình hình trong quí 4 có thể sẽ xấu hơn nếu Bắc Kinh không tiến hành các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế.

Nỗi lo lạm phát toàn cầu (Lạc Diệp): Lạm phát đang gia tăng tại nhiều nước với tốc độ mạnh nhất trong nhiều năm qua khiến ngân hàng trung ương các nước phải đau đầu với sự lựa chọn: kiềm chế lạm phát hay duy trì tăng trưởng kinh tế?

Làm sao để an cư? (Thanh Thảo): Nơi mà con người sống kết nối với nhau, nơi đó có thể an cư.

Đừng dán nhãn hai chữ “mồ côi” lên tên gọi (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Nên xem xét, sửa lại hết những cái tên trường trại, tổ chức, hội đoàn có dán những từ “khuyết tật”, “câm điếc”, “mồ côi”… Nó cứ như xoáy vào nỗi đau của con người…

Dạy học là thế! (Nguyễn Hoàng Chương): Người thầy dạy học là hướng dẫn phát triển phẩm chất, năng lực trong quan hệ với từng học sinh. Những nhà giáo tài năng và đức độ từ xưa đến nay, tỏa sáng sự nghiêm khắc nhưng hết lòng yêu thương học trò.

Hòn đất mà biết nói năng… (Nhật Chung): Tự bản chất, con người là anh em với đất nung. May mắn cho ai cảm giác được điều đó, nó sẽ cho họ sự an ủi và giải thoát.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới