Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 45-2022: Thị trường bất động sản muôn mặt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Lãi suất đang trên đà tăng nhanh sẽ có tác động sâu rộng tới các đối tượng trên thị trường bất động sản Việt Nam, một thị trường mà cả cung lẫn cầu đều đang suy giảm trên hầu hết các phân khúc.

Phân tích của tác giả Châu Phan trong bài tựa đề Thị trường bất động sản chịu áp lực lớn cho thấy lãi suất tăng đang tác động mạnh tới người mua bất động sản, chủ đầu tư bất động sản, giá bất động sản, ngân hàng cho vay bất động sản, và lên cả thị trường bất động sản cho thuê và dịch vụ.

Nhìn rộng ra các nền kinh tế lớn bên ngoài quốc gia nhưng trong cùng chiều hướng tăng lãi suất, bài viết của Lạc Diệp cho thấy Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc ngày càng trầm trọng (tựa bài) khi doanh số bán nhà tiếp tục suy yếu, còn trái phiếu của các công ty địa ốc rớt giá không phanh. Còn ở Mỹ, Giấc mơ mua nhà của nhiều người Mỹ dần tan biến (tựa bài viết của Song Thanh) bởi giá nhà trở nên đắt đỏ hơn, trong khi khả năng chi trả của người mua, đặc biệt là nhóm người trẻ, bị giảm sút.

Các đề tài theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Gỡ rối quy định về đất đai (An Nhiên): Luật Đất đai liên quan tới hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Việc giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định là rất quan trọng trong tiến trình sửa đổi luật này.

CEO Nam Long Group: “Chữ tín là giá trị bất biến theo thời gian” (Dũng Trần trò chuyện với ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc Nam Long Group): Nam Long có khát vọng vốn hóa 3 tỉ đô la trong tầm nhìn đến năm 2030 bằng chiến lược cân bằng những “nhân tố mới”. Đó là những nhân tố gì?

Chọn cách quản lý xăng dầu nào? (Hoàng Hạnh trao đổi với TS. Huỳnh Thanh Điền ở trường Đại học Nguyễn Tất Thành): Để giảm giá xăng dầu, nên cân nhắc giảm hoặc bỏ các loại thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường trong định mức giá.

Cần tính lại mức bảo hiểm tiền gửi (mục Ý kiến): Mức bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện nay là chưa đủ để giúp chính sách bảo hiểm tiền gửi phát huy hết vai trò “bảo an” của mình.

Tổ chức trung gian trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý (Lưu Minh Sang): Các ngân hàng cũng làm trung gian giới thiệu khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp. Câu hỏi là: khi xảy ra sự cố, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức trung gian như thế nào?

Ngoài nâng lãi suất, còn cách nào để chống lạm phát? (Thư Kỳ): Đây là câu hỏi mà tờ Vox đặt ra cho các chuyên gia kinh tế. Ngạc nhiên là có khá nhiều ý kiến đề cập đến kiểm soát giá dù biện pháp này đi ngược quy luật thị trường, có lẽ là do doanh nghiệp tăng giá bán lộ liễu, nhanh hơn mức tăng của lạm phát nhiều lần.

Lực nào cho tăng trưởng? (Thụy Lê): Bối cảnh không thuận lợi trên thị trường thế giới và trong nước tạo ra thách thức không nhỏ cho khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

VN-Index lại mất mốc 1.000 điểm! (Thanh Thủy): Trong bối cảnh thanh khoản là bài toán khó đối với tất cả các thị trường tài sản, thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực.

Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, các quỹ đầu tư cũng thua lỗ nặng (Triêu Dương): Lướt sóng cổ phiếu, ngay cả những nhà đầu tư là tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư với nguồn lực và kinh nghiệm dày dạn cũng đang bị thua lỗ nặng nề.

Quỹ đầu tư khác nhà đầu tư cá nhân ở ăn chắc mặc bền (Lê Hoài Ân – Nguyễn Duy Khánh): Thị trường chứng khoán giảm mạnh, nhà đầu tư – cả cá nhân lẫn tổ chức – đều lao đao. Nhưng trong 10 năm qua, hiếm có quỹ đầu tư ngoại bị thua lỗ trên thị trường Việt Nam.

Giá cổ phiếu ngân hàng “ngược chiều” kết quả kinh doanh! (Đăng Linh): Trước những thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới, nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục lao dốc dù kết quả kinh doanh vẫn ấn tượng.

Chờ thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi… (Tuệ Nhiên): Niềm tin vào kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp bị sụt giảm có thể lan tỏa những hiệu ứng tiêu cực lên các lĩnh vực liên quan.

Giao dịch liên kết: Những điều cần làm rõ (LS. Nguyễn Ngọc Thuận): Doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để làm ăn, trả lãi đúng hạn nhưng không được khấu trừ chi phí lãi vay khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong tình huống xấu, doanh nghiệp có thể bị gắn “mác” trốn thuế, bị truy thu thuế hoặc phải hầu tòa. Vì sao có tình trạng này?

“Hàng hiệu Việt Nam” gầy dựng tên tuổi (Hồ Nguyên Thảo): Việt Nam đang được xem là thị trường hàng xa xỉ hấp dẫn với giá trị đạt gần 1 tỉ đô la Mỹ. Hàng ngoại đang thống lĩnh thị trường. Các thương hiệu Việt Nam cũng khá đông đảo nhưng chỉ ở phân khúc bình dân trở lên.

“Sản xuất tại Việt Nam”: nên khắt khe hay dễ dãi? (Khánh Nguyên): Dự thảo thông tư quy định cách xác định hàng “sản xuất tại Việt Nam” định hướng chỉ áp dụng đối với hàng hóa lưu thông trong nước (không áp dụng đối với hàng xuất khẩu) đã tạo ra ấn tượng về hai tiêu chuẩn “sản xuất tại Việt Nam” khác nhau.

Kinh tế số Việt Nam hấp dẫn hàng đầu khu vực (Trịnh Minh): Theo báo cáo kinh tế số Đông Nam Á 2022, Việt Nam, Indonesia và Philippines là ba thị trường có cơ hội phát triển tốt đối với kinh tế số.

Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài tại Việt Nam: Đôi khi vẫn phải đòi (LS. Hồ Thị Trâm): Nhận trợ cấp thôi việc theo những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp là đương nhiên. Song, nếu người lao động không biết để “đòi” thì cũng có thể bị một số công ty “phớt lờ”, không trả.

Được – mất khi giải tỏa bãi biển Cửa Lò (Nguyễn Văn Mỹ): Hậu Covid-19, tỉnh Nghệ An làm mới dịch vụ du lịch, bắt đầu từ bãi biển Cửa Lò.

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau đó là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Chữa ngập từ gốc (TS. Nguyễn Minh Hòa): Cần Thơ vừa ban hành danh mục cấm san lấp cụ thể 63 hồ, kênh, rạch. Dù quyết định này có hơi muộn, nhưng nếu làm triệt để, tình hình ngập nước sẽ được cải thiện.

Chỉ dạy học thôi không được sao? (Mục Nhĩ): Muốn giáo viên tập trung vào chuyên môn phải bỏ hẳn quy định đưa các chỉ tiêu thi đua làm tiêu chí bình xét hoàn thành nhiệm vụ cuối năm.

Cuộc chiến chống tin đồn thất thiệt về ung thư (An An): Bộ sách Ung thư – Tin đồn và Sự thật gồm hai quyển: Phòng ngừa ung thư thế nào mới đúng? và Điều trị ung thư – Thực tại và tương lai của nhóm Ruy Băng Tím đã đạt giải C tại giải thưởng sách quốc gia Việt Nam 2022.

Nhà văn Michel Bussi: Tôi rời Việt Nam mang theo nỗi nhớ (Ngọc Trân): Bài ghi chép cuộc phỏng vấn dành riêng cho KTSG của nhà văn Michel Bussi, vài giờ trước khi ông lên máy bay quay lại nước Pháp hôm 4-1.

Mickey Mouse – không chỉ là nhân vật hoạt hình (Lê Thiên Hương): Chỉ trong một thời gian ngắn nữa, nhân vật hoạt hình chuột Mickey sẽ bị coi là… thuộc về công chúng.

Tản mạn Mùa gió về, nắng lạnh… của Vũ Thị Huyền Trang.

Trang Kinh tế thế giới có các bài viết:

Trung Quốc sẽ thực hiện “kế hoạch ba bước” để mở cửa? (Song Hảo): Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc đã nối lại nhiều đường bay quốc tế và giá vé đã giảm mạnh. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch mở cửa trở lại của nền kinh tế này.

Nhu cầu vận chuyển đường bộ Mỹ mùa lễ hội: Lượng hàng và giá cước vận chuyển giảm (Ngọc Thanh): Các công ty vận tải ở Mỹ chuẩn bị vào “mùa cao điểm im ắng” khi nhu cầu chuyên chở giảm sút do lượng lớn hàng bán lẻ vẫn đang tồn kho.

Do thám kinh tế giờ không chừa một doanh nghiệp nào (Nguyễn Vũ): Theo tờ Economist, việc doanh nghiệp cử người theo dõi đối thủ để tìm cách đánh cắp bí mật công nghệ hay bí mật thương mại hiện đã xảy ra ngay cả ở những công ty nhỏ.

Du lịch giấc ngủ – xu hướng mới (Thư Kỳ): Một dịch vụ du lịch vừa mới ra đời nhưng đang phát triển mạnh mẽ, đó là du lịch giúp tìm lại giấc ngủ ngon, gọi tắt là “du lịch ngủ”.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới