Thứ Tư, 29/03/2023, 22:26
30 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


KTSG số 46-2021: Covid-19: cú huých thương mại điện tử

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Đại dịch Covid-19 đã buộc con người phải phản ứng và thích ứng với nhiều cách làm mới. Một số trong đó đã được hình thành và bắt đầu bén rễ, cần được duy trì thành thói quen và phát triển đúng hướng, rõ rệt nhất trong việc đi chợ trực tuyến cũng như trong thúc đẩy thương mại, thanh toán điện tử nói chung.

Trong cụm nội dung chủ đề “Covid-19: cú huých thương mại điện tử” trên KTSG vào sáng mai (11-11), theo nhóm tác giả Huỳnh Thị Ngọc Lý – Đông Quân, có vẻ như Covid-19 đã tạo cú huých đủ lớn cho khuynh hướng đi chợ trực tuyến, đặc biệt là với việc mua thực phẩm tươi sống, nhưng mặt khác vẫn còn nỗi băn khoăn liệu rằng hành vi mua sắm này đã hội đủ điều kiện để tiếp tục bén rễ và trở thành thói quen? (bài “Đi chợ trực tuyến” – muốn phát triển thì không chỉ cần niềm tin).

Ở bài Sàn thương mại điện tử – hết cái thời “quyền anh, quyền tôi”?, tác giả Huỳnh Trung Hiếu cho rằng lĩnh vực thương mại điện tử vẫn còn đó những thách thức trong việc quản lý hoạt động mua sắm trực tuyến cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mặt khác thì thực tế thời gian qua cũng ghi nhận việc thanh toán qua ví điện tử (sử dụng điện thoại di động và QR code) ngày càng phổ biến và có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt (bài Hành vi sử dụng ví điện tử trong đại dịch của nhóm tác giả Huỳnh Thị Ngọc Lý – Nguyễn Vĩnh Khương – Trần Hùng Sơn).

Các đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội khác:

Cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế (mục Ý kiến): Có thể xem các xu hướng mới hiện nay giúp chúng ta có một khởi điểm tương đương các nước để vươn lên qua những sự đột phá.

Rối với đề xuất (Phan Minh Ngọc): Hậu quả nghiêm trọng mà dịch Covid-19 để lại cho nền kinh tế dẫn đến nhiều giải pháp và đề xuất phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không ít trong số này còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi.

Giảm thuế VAT ngành dịch vụ: Nên kéo dài hơn để tăng hiệu quả (Bùi Trinh): Dịch vụ là nhóm ngành có chỉ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm của nền kinh tế tốt nhất so với nhóm ngành nông lâm thủy sản và nhóm công nghiệp, xây dựng. Nghị quyết 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với thuế VAT là rất hợp lý và chuyên nghiệp về mặt kinh tế.

Giờ không phải lúc để nâng ly chúc mừng (Tấn Đức): Nếu tình trạng chậm tiến độ và đội vốn đầu tư ở các công trình sử dụng vốn nhà nước (như dự án Cát Linh – Hà Đông) không sớm được rút kinh nghiệm và khắc phục thì các chương trình đầu tư để phục hồi và kích thích kinh tế có khả năng biến thành gánh nặng nợ nần.

Dữ liệu mở và câu chuyện bảo vệ dữ liệu không thể mở (Lưu Minh Sang – Nguyễn Ái Nhi): Mở kho dữ liệu của Chính phủ mang lại hàng loạt lợi ích cho cộng đồng nhưng cũng kéo theo những lo ngại rất lớn về rò rỉ thông tin mang tính riêng tư của cá nhân.

Công nghiệp, đô thị hóa và vấn đề sau dịch bệnh (Minh Tâm): Trong bối cảnh dịch bệnh và toàn cầu hóa, các đô thị công nghiệp bộc lộ nhiều lỗ hổng cần chỉnh trang.

Thất bại của hệ thống an sinh xã hội (TS. Nguyễn Minh Hòa): Đại dịch Covid-19 đã cho thấy hệ thống an sinh xã hội của chúng ta hoạt động không hiệu quả, cơ chế hoạt động rất phức tạp.

Chứng khoán tuần qua: VN-Index thiết lập kỷ lục về điểm số và thanh khoản (Thanh Thủy).

Cơ hội đầu tư các cổ phiếu thủy sản (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc Ngân): Ngành thủy sản vẫn duy trì tăng trưởng, tuy nhiên có sự phân hóa lớn giữa các doanh nghiệp.

Chờ đợi sự trở lại của cổ phiếu blue-chip (Triêu Dương): Những ngày gần đây, thị trường cho thấy dòng tiền dường như đang luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nợ xấu tiềm ẩn đe dọa “gặm” lợi nhuận ngân hàng (Linh Trang): Gia tăng trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, việc này là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như sức khỏe của doanh nghiệp.

Lại giảm giá mua vào đô la Mỹ – giải pháp nới lỏng chính sách? (Thụy Lê): Nền kinh tế đang chật vật thoát khỏi sự suy yếu. Các ngân hàng phải nỗ lực giảm lãi suất cho vay cũng như tái cơ cấu nợ cho khách hàng. Việc giữ được mặt bằng lãi suất đầu vào thấp là điều kiện cần thiết trong giai đoạn này.

Khi các chuỗi cà phê “xuống phố” (Quốc Hùng): Nay, các thương hiệu cà phê được biết đến với không gian sang trọng và tiện nghi lại đang hướng đến những nhóm khách hàng mua mang đi.

Lỡ một nhịp, mất một năm (Đào Loan): Cuộc đua mở cửa du lịch quốc tế đã bắt đầu trên thế giới và nhiều nước trong khu vực cũng đã tham gia. Việt Nam không còn nhiều thời gian để từ từ chờ xem rồi mới tính tiếp.

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nội thất (Phương Quyên): Sau hơn 100 ngày giãn cách xã hội, nhu cầu kiến tạo không gian làm việc tại nhà bùng nổ trong những ngày bình thường mới. Đây cũng là bức tranh chung của thị trường nội thất thế giới.

Xu hướng làm việc “hybrid” và thách thức quản trị thời Covid (Lê Hữu Huy): Con người đang phải điều chỉnh lối sống và sinh hoạt để thích nghi với xu hướng làm việc “hybrid”, tạm dịch là “làm việc kết hợp” với một số nhân viên làm việc toàn thời gian tại văn phòng, còn những người khác thì làm việc tại nhà hay từ xa.

Gạo nuôi con rể (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Cứ tầm tháng 11, 12 hàng năm là những triền đồi ở miền núi A Lưới đẹp đến nao lòng khi lúa ra dư tím ngắt, trĩu trịt bông.

Muốn thúc đẩy du lịch, làm ăn: phải mở cùng mở (Đoàn Khắc Xuyên): Hiểu biết về dịch và phương thức chống dịch đã không còn như trước. Muốn phục hồi kinh tế thì phải cùng mở cửa, không thể địa phương này mở còn địa phương khác vẫn đóng.

Miếng ăn nghèo cũng là văn hóa (Thanh Thảo): Nhớ lại thời gian khó là cần thiết. Nhớ lại để biết mình đã từng phải đương đầu với có thể vượt qua những trở lực.

Hiệu trưởng thế nào, dạy học trực tuyến thế ấy! (Nguyễn Hoàng Chương): Với việc dạy học trực tuyến, hiệu trưởng nên cùng các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên cốt cán xây dựng một kế hoạch giáo dục tinh gọn, vừa sức, ở đó khuyến khích sự tự học – làm việc nhóm – sáng tạo.

“Hoàng tử bé” – Nào chỉ trẻ con (Ngọc Trân): Cái tựa của tiểu thuyết dưới dạng chuyện kể “Hoàng tử Bé” có vẻ nói rằng nó thuộc về tuổi nhỏ. Nhưng có khi người lớn cũng có thể rút ra những bài học cho thời hậu giãn cách.

Quyền tác giả – khi tranh cãi là vì chưa… hiểu luật (TS. Lê Thiên Hương): Từ những lùm xùm xung quanh việc Công ty BH Media bị cho là “nhận vơ, trục lợi bản quyền” ca khúc Tiến quân ca, cũng như bài hát Giấc mơ trưa của ca sĩ – nhạc sĩ Giáng Son, có thể thấy quyền tác giả chưa thực sự được hiểu đúng cũng như chưa được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

COP26 và tương lai năng lượng của Việt Nam (Nguyễn Đăng Anh Thi): Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đang khép lại với những cam kết hành động mạnh mẽ. Liệu tương lai năng lượng và mô hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ như thế nào sau COP26?

Thỏa thuận thuế toàn cầu có giúp Việt Nam thu thuế các “ông lớn”? (Phạm Thị Kiều Oanh): Đối với Việt Nam, thỏa thuận thuế toàn cầu mới có thể khó mang lại kết quả tốt vì cơ chế chia sẻ thuế cho các quốc gia đòi hỏi một hệ thống quản lý thuế có năng lực và các nỗ lực phối hợp ở tầm quốc tế.

Cấm tiền mã hóa, cứu khí hậu (Nguyễn Vũ): Ước tính việc “đào” bitcoin tiêu thụ đến 121,36 terawatt giờ điện mỗi năm. Lượng điện này còn nhiều hơn cả tổng lượng điện mà Argentina tiêu thụ, hay hơn cả tổng lượng điện của các đại công ty gồm Google, Apple, Facebook và Microsoft.

Người tiêu dùng toàn cầu đối mặt với sức ép lạm phát (Song Thanh): Giá cả lương thực, thực phẩm liên tục leo thang, chạm mức cao nhất kể từ năm 2011.

Sống thiệt sướng… sướng vì được sống (Nguyễn Quang Bình): Qua gần một trăm hai chục ngày tu tập với sách vở, nhạc cổ điển… và “thiền” với các kiểu đi đứngnằm ngồi, khi nghe ngoài đường có tiếng ơi ới là cũng như chim muốn sổ lồng…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới