Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 47-2021: Tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Vào lúc 19 giờ ngày 19-11 (thứ Sáu tuần này), lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và TPHCM tổ chức sẽ diễn ra.

Trong bài xã luận có tựa đề Để hàng ngàn sinh mạng không mất đi vô nghĩa (mục Ý kiến) mở đầu số báo phát hành sáng mai (18-11), KTSG cho rằng sự kiện này sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu những bài học trong phòng chống dịch ở TPHCM được rút ra một cách thẳng thắn, nghiêm túc cho cả nước, để không còn bệnh nhân Covid-19 bị mất mạng oan uổng sau này.

Theo bài xã luận, có nhiều bài học kinh nghiệm như: cách ly tập trung chỉ nên là lựa chọn thứ hai nếu người bệnh không có điều kiện cách ly tại nhà; cách ly gắn liền với chăm sóc, điều trị và cung ứng gói thuốc, gói an sinh; đưa hệ thống y tế tư nhân vào cuộc điều trị cho bệnh nhân Covid-19; không chủ quan trong điều hành chống dịch…

Chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” tuần này bàn về tiền mã hóa với các bài viết:

Tiền mã hóa: thành công tại cộng đồng, mà bại cũng tại cộng đồng (Hồ Quốc Tuấn): Sự tin cậy và sự lớn mạnh của một cộng đồng người chấp nhận, sử dụng, và quảng bá sẽ quyết định sự thành bại của một đồng tiền mã hóa.

Trong cõi… coin (TS. Võ Đình Trí): Trong cả vạn coin được niêm yết chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là thực sự có nền tảng giá trị, phần lớn còn lại là phong trào hoặc có ý định lừa đảo.

Lừa tiền… mã hóa (Nguyễn Vũ): Để thấy thế giới ngày nay dễ bị lừa bởi những khái niệm mới như tiền mã hóa, công nghệ chuỗi khối…, hãy quan sát sự ra đời, được bơm phồng lớn gấp ngàn lần rồi mau chóng xì hơi của đồng tiền mã hóa Squid Game.

Lan man về tài sản ảo (Phan Minh Ngọc): Thế giới tiền mã hóa rất rộng lớn, đang phát triển mạnh mẽ từng ngày từng giờ và rất béo bở.

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Tiết kiệm của dân cư không còn bao nhiêu (Bùi Trinh): Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã bào mòn sức dân và nền kinh tế.

Bằng chứng cho thấy khả năng hấp thu vốn ngày càng kém (Mạc Bùi): Quốc hội thấy cần những gói kích thích kinh tế đủ lớn, đủ rộng, đủ lâu, nhưng cũng cần xem xét lại thực trạng đầu tư kém hiệu quả.

Không có chỗ để tiêu, có thêm tiền cũng vô ích (Tấn Đức): Ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phục hồi kinh tế hiện nay chưa phải là tìm kiếm thêm vốn để bơm vào nền kinh tế, mà là làm sao để mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể trở lại làm ăn sớm và càng gần với trạng thái bình thường càng tốt.

Doanh nghiệp đồ gỗ đua đơn hàng cuối năm (Quốc Hùng): Doanh nghiệp ngành gỗ đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng đã ký kết cho những tháng cuối năm và nửa đầu năm 2022.

Du lịch miền Trung giữa ngã ba đường (Nhân Tâm): Khi các địa phương trong nước hăm hở công bố các phương án đón khách du lịch nội địa kể từ tháng 11-2021 thì tại miền Trung, nhiều doanh nghiệp vẫn chọn án binh – tiếp tục chờ đợi.

Chưa bước ra khỏi vùng an toàn, đừng mơ “chuyển đổi” (An Yên): Để chuyển đổi số, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tổng hòa các yếu tố gồm văn hóa và chiến lược kinh doanh số, gắn kết và tối ưu trải nghiệm khách hàng, tối ưu quy trình, công nghệ hóa, quản lý dữ liệu.

Dù muốn hay không cũng phải làm! (Hùng Lê): Chuyển đổi số là cấp thiết cho dù nhiều doanh nghiệp vẫn còn những nỗi trăn trở như phải bắt đầu từ đâu, đầu tư ra sao để tối ưu hóa chi phí và đạt hiệu quả…

Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có! (Lê Kiều Trinh): Với ngành tư pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đối số, việc số hóa quy trình, thủ tục, sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi tòa án điện tử đã khá phổ biến tại nhiều quốc gia như Úc, Singapore, Trung Quốc… thì Việt Nam vẫn chưa bắt kịp mặt bằng chung.

Tâm lý mua là thắng và sự nguy hiểm của thị trường chứng khoán (Triêu Dương): Có không ít cổ phiếu trước đây có thị giá thấp nhưng nay giá cao hơn cả những cổ phiếu blue-chip. Nhà đầu tư đang săn tìm những cổ phiếu penny, nhưng hãy tỉnh táo với tâm lý mua là chắc thắng.

Lợi nhuận từ “lướt sóng” chứng khoán chỉ là nhất thời! (Linh Trang): Nhà đầu tư cần lưu ý những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi thường thiếu tính bền vững.

Tăng cường vay vốn ngoại tệ khi vốn nội địa bị cạnh tranh quyết liệt (Thụy Lê): Trước triển vọng kinh tế phục hồi có thể kích thích tín dụng tăng trưởng trở lại, các ngân hàng tích cực gia tăng nguồn vốn đầu vào bao gồm đẩy mạnh vay vốn ngoại tệ.

Tỷ giá tiếp tục giảm với nguồn cung ngoại tệ dồi dào (Phạm Minh): Biến số tỷ giá và lạm phát đang có diễn biến tích cực, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro, trong đó có tác động của lạm phát toàn cầu.

Bàn về giao dịch sáp nhập và giao dịch sáp nhập thực tế (LS.TS. Phạm Hoài Huấn): Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự, Luật Chứng khoán cho phép các bên tiến hành giao dịch sáp nhập và nhu cầu vẫn được đáp ứng thì có cần thiết tạo ra một định nghĩa mới – giao dịch sáp nhập thực tế?

Giao dịch bất động sản phải thông qua sàn – vì sao? (Châu Phan): Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có quy định bắt buộc thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình thông qua sàn giao dịch. Cần nhắc rằng một quy định tương tự đã từng có trong Luật Kinh doanh bất động sản 2006 để rồi bị bãi bỏ trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Đưa trái phiếu doanh nghiệp lên sàn: khó khả thi (Thanh Đào): Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư về sàn giao dịch dành cho trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ. Việc thành lập một sàn tập trung giao dịch TPDN riêng lẻ được cho là sẽ giúp thị trường tăng mức độ thanh khoản, minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Niềm tin “vụn vỡ”… (Nguyễn Việt Hưng – Đoàn Ngọc Minh Hương): Dịch Covid-19 khiến nhiều thứ “vỡ vụn”, từ cấu trúc chuỗi cung ứng, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp cho đến niềm tin của doanh nghiệp và người lao động.

Chập chờn dịch dã (Ngọc Bình): Trong chập chờn dịch dã, sự dốc sức triển khai các chiến lược bài bản, có hiệu quả sẽ tạo tâm lý ổn định và niềm tin vững chắc trong mỗi con người, để không chỉ một hay một vài tỉnh, thành mà là nơi nơi đều có thể hoạt động trở lại bình thường, tự tin trước dịch.

Nợ môi trường – những vực xoáy trong tâm trí (Nguyễn An Nam): Viễn cảnh buồn xám về môi trường được nhà văn Đài Loan Wu Ming-Yi (Ngô Minh Ích) đưa vào cuốn tiểu thuyết The Man with the Compound Eyes (Người mắt kép) đầy ấn tượng.

Tản mạn về biến dịch (Huỳnh Văn Mỹ): Những biến dịch lớn thường làm xuất hiện những nhận thức mới. Từ sự nhận thức về một “bình thường mới” xuất hiện trong Covid-19, con người đã có những phương sách chống chọi, đối ứng thích hợp để có thể đương đầu, vượt qua đại dịch.

Hãy hỏi công nhân họ cần chỗ ở như thế nào? (Song Nghi): Khả năng cung cấp chỗ ở cho công nhân là rất thấp so với nhu cầu. Cần có giai đoạn chuyển tiếp lên “nhà trọ kiểu mới”.

Hỗ trợ quyền sở hữu trí tuệ với startup – nhìn từ nước Pháp (Lê Thiên Hương): Chương trình French Tech của Chính phủ Pháp đang đưa đất nước này vào danh sách các quốc gia tạo lập startup hàng đầu thế giới.

Mỹ đối mặt với đại khủng hoảng lao động (Song Thanh): “Great Resignation” là cách mà báo chí Mỹ mô tả làn sóng người lao động từ bỏ công việc với tốc độ cao kỷ lục tại nước này.

Thuế carbon có thể tác động lớn đến kinh tế toàn cầu (Lạc Diệp): Chính phủ Mỹ, các nước châu Âu và những quốc gia phát triển muốn thử nghiệm dùng thuế quan thương mại để cắt giảm lượng khí thải carbon. Ý tưởng này có thể làm thay đổi các quy tắc thương mại trên toàn cầu.

Bruxelles chưa bao giờ nhàm chán! (Ngọc Trân): Khi đi theo tour tham quan thủ đô nước Bỉ, du khách được đưa tới những góc phố, hay nơi có Manneken Pis – Thằng bé đứng tè. Nhưng Buxelles còn một sản phẩm du lịch hấp dẫn khác: truyện tranh.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới