Thứ Sáu, 26/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 49-2021: Giảm thuế, phí xăng dầu để phục hồi kinh tế

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Giá xăng dầu tăng không chỉ làm chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, mà còn làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Dịch bệnh đã làm GDP quí 3 giảm khá sâu, nay cộng thêm giá xăng dầu tăng cao sẽ khiến nền kinh tế càng khó hồi phục.

Trong bài viết tựa đề Giảm thuế, phí xăng dầu là cách hiệu quả giúp phục hồi kinh tế trên KTSG phát hành sáng mai (2-12), tác giả Bùi Trinh cho rằng cách hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng tốt nhất là giảm thuế, phí để giảm giá xăng dầu càng sớm càng tốt. “Việc giảm thuế phí trong giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng nhanh chóng và hiệu quả đến nền kinh tế hơn các gói hỗ trợ về lãi suất và tiền ngân sách”, tác giả viết.

Các đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội khác trên cùng số báo:

Cứu người thì phải nhanh lên! (Tấn Đức): Nếu luật lệ chính là rào cản khiến các loại vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị bệnh Covid-19 không thể được cấp phép sớm thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hãy nhanh họp để dẹp quang các rào cản này.

Để tất cả đều an toàn: cần phải ứng xử với vaccine như thế nào? (Trương Trọng Hiểu): “Chẳng một ai an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn”. Vaccine chính là lối thoát.

Khổ dài vì biện pháp chống dịch vẫn “trăm hoa đua nở” (Song Nghi): Hôm 24-11, Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) đã nhắc lại đề nghị của họ về việc phải có “một chính sách chống dịch nhất quán trên toàn quốc”. Đây được xem là mối quan ngại rất lớn của doanh nghiệp Mỹ khi hoạt động trở lại.

Doanh nghiệp FDI tự tin nhưng cũng nhiều lo lắng (Quốc Hùng): Trong khó khăn do đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách và cách thực thi chính sách vẫn khiến họ lo ngại.

Chính sách tiền tệ nới lỏng thêm về cuối năm (Thụy Lê): Duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế chỉ mới ở giai đoạn đầu phục hồi, phần lớn doanh nghiệp vẫn có nhu cầu về vốn để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủng virus mới – phép thử với TTCK toàn cầu! (Thanh Thủy): Thanh khoản trong tuần qua có phần hạ nhiệt so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch bình quân đạt 39.719 tỉ đồng/phiên (tương đương 1,73 tỉ đô la Mỹ/phiên).

Chứng khoán – tay không bắt giặc (Triêu Dương): Giá lên kích thích tâm lý hưng phấn và lòng tham. Mỗi nhà đầu tư cần biết tự bảo vệ mình, từ việc tìm hiểu sổ sách kế toán của doanh nghiệp, cho đến kiểm soát quyết định đầu tư của chính mình.

Cổ phiếu thép: Sau cơn mưa, trời có sáng? (Linh Trang): Có những cơ sở nhất định để kỳ vọng vào sự hồi phục trở lại của giá thép trong thời gian tới.

Giải mã mô hình kinh doanh ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa (Lê Hoài Ân – Họa Mi): Dịch bệnh bùng phát tạo cơ hội cho một số nhóm ngành bùng nổ, trong đó có nhóm ngành dịch vụ vận chuyển.

Đại dịch và vai trò của CHO (Lê Hữu Huy): Đại dịch Covid-19 là hồi chuông cảnh tỉnh về vai trò quan trọng của Giám đốc Y tế (Chief Health Officer – CHO) trong các tổ chức hay doanh nghiệp.

Bắt nhịp xu hướng thế giới với “trứng gà nhân đạo” (Hồ Nguyên Thảo): Đầu tháng 9 vừa rồi, Công ty cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (V.Food) đã giới thiệu một sản phẩm mới: trứng gà chăn nuôi đạt chuẩn chăn nuôi nhân đạo của thế giới, được tổ chức phi lợi nhuận Human Farm Animal Care (HFAC) ở Mỹ cấp giấy chứng nhận.

Kéo du khách về với che ép mía, nước chè hai (Thanh Thảo): Tại sao không khôi phục nghề làm đường thủ công, khôi phục những che ép mía, kéo khách du lịch đến những vùng trồng mía làm đường thủ công?

Lời giải cho điểm nghẽn logistics ngành nông nghiệp (Nguyễn Hải): Bài học kinh nghiệm từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong dịch bệnh, đặc biệt là hàng nông sản, cho thấy nên cấp thiết thành lập một trung tâm dịch vụ chia sẻ.

Sự hội tụ của khoa học liên ngành mới đích thực là công nghệ cao (Nguyễn Đức Hoàng): Luật Công nghệ cao đã thiếu sót rất lớn khi không hề đề cập đến khoa học liên ngành. Về cơ bản, các ngành công nghệ ở Việt Nam chỉ giỏi cái của chính mình chứ ít có khả năng chủ động tích hợp những ngành công nghệ khác.

“Đất” cho tiến sĩ dụng võ còn cần hơn (mục Ý kiến): Các nhà khoa học cần một môi trường mà ở đó họ được tạo mọi điều kiện phát huy hết khả năng. Ngoài thu nhập, đó là cơ sở hạ tầng phần cứng phục vụ cho nghiên cứu –  phát triển và các yếu tố “phần mềm” như cơ chế, chính sách, quan điểm…

Giao dịch điện tử tại Việt Nam và xu hướng “luật hóa” (Huỳnh Trung Hiếu): Thế giới số đang thách thức khả năng giải bài toán thích ứng nhanh. Việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cần có tầm nhìn về một môi trường giao tiếp số thực sự.

Giao dịch liên kết: Doanh nghiệp khó hiểu với hướng dẫn của ngành thuế (LS. Nguyễn Hoàng Hải – Lê Thị Thủy): Dùng công cụ thuế để hạn chế doanh nghiệp vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu là không hợp lý. Hơn nữa, tăng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp thì càng tạo rào cản cho doanh nghiệp trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thích nghi và thích ứng với biến đổi khí hậu (Tô Văn Trường): Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay thiếu thông tin về độ tin cậy, dẫn đến lúng túng trong việc đưa ra quyết định chọn kịch bản nào cho phù hợp.

Đâu là thực chất của đợt tăng giá nóng trên hai sàn cà phê? (Nguyễn Quang Bình): Thời gian qua, giới phân tích thị trường và nhiều nhà kinh doanh phải chưng hửng với sự tăng giá nhanh và mạnh trên các sàn cà phê phái sinh.

Bảo vệ thông tin cá nhân: Luật mới, nhưng liệu tinh thần có mới? (Lê Thiên Hương): PIPL (Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Trung Quốc) không chỉ là luật về dữ liệu cá nhân, nó còn là luật về quản lý xã hội và an ninh quốc gia.

“Khóa chặt” bitcoin, thúc đẩy blockchain phi tài chính tiền tệ (TS. Phạm Sỹ Thành): Trong khi đã “khóa chặt” tiền mật mã (như bitcoin), Trung Quốc vẫn tiếp tục khuyến khích sự phát triển của công nghệ chuỗi khối (blockchain) cho các mục đích khác.

Đại gia công nghệ Trung Quốc giữa muôn trùng vây (Lạc Diệp): Sức ép từ chính phủ, sự giảm tốc của nền kinh tế và cả sự quay lưng của nhiều nhà đầu tư, đang là những thách thức lớn mà các tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc phải đối mặt.

Thị trường chứng khoán toàn cầu rung lắc với biến thể Omicron (Song Thanh): Nỗi lo ngại bao phủ thị trường chứng khoán sau sự xuất hiện của virus biến thể Omicron, được cho là còn nguy hiểm hơn biến thể Delta.

Tranh giành cobalt ở Congo (Nguyễn Vũ): Nếu như trước đây các nước đổ vào Trung Đông để tranh nhau quyền khai thác dầu mỏ, thì nay, “dầu mỏ” của thời đại xe chạy pin là cobalt và đấu trường mới là Congo.

Bi kịch nhà Gucci (Nguyễn Vũ): Bộ phim House of Gucci do Lady Gaga thủ vai chính làm sống lại bi kịch một gia đình từng gầy dựng thương hiệu Gucci nổi tiếng, năm nay vừa tròn 100 tuổi.

Các tản văn:

Bản Thánh ca của ngày đoàn tụ (Nhật Chung): Ca khúc “Mùa Xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao ánh xạ tất cả những hình ảnh “găm” nhất vào tâm hồn người trong những ngày hòa bình đầu tiên sau tháng 4-1975.

Trong sương mù B’lao (Nguyễn An Nam): Có những thị tứ cao nguyên quyến rũ đơn giản từ trong thầm lặng chân phương của nơi chốn gieo vào hồn người những khoảnh khắc bình yên và hài hòa. B’lao là một nơi như vậy.

Như mây trắng bay (Huỳnh Văn Mỹ): Sài Gòn – mảnh đất đô hội với hơn cả vạn rưỡi người vừa ra đi vì cơn dịch bệnh hiểm nghèo. Mây trắng vẫn trắng mỗi ngày. Người ở lại không nguôi thương cảm với ngàn vạn cuộc phân ly chứa nỗi đau xót khác thường.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới