Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 49-2022: Doanh nghiệp đầu tư cho CSR

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và xã hội (CSR) ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, như ghi nhận của phóng viên KTSG tại buổi tọa đàm “Đầu tư cho những giá trị” trong khuôn khổ “Lễ tôn vinh Saigon Times CSR 2022” do nhóm báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) tổ chức hôm 30-11 vừa qua tại TPHCM.

Trong bài ghi nhận tựa đề Doanh nghiệp đầu tư cho CSR của phóng viên Quốc Hùng trên KTSG bản in sáng mai (8-12), đại diện các doanh nghiệp tên tuổi như Heineken, Keppel Land, Tái chế Duy Tân… cho biết rằng, khi xác định đầu tư phát triển bền vững như một chiến lược của doanh nghiệp là doanh nghiệp đã nhìn thấy việc đầu tư này giúp mang lại nhiều giá trị, không chỉ ở khía cạnh từ thiện – xã hội hay trách nhiệm của doanh nghiệp trong các vấn đề như môi trường hay biến đổi khí hậu. Đầu tư phát triển bền vững còn mang lại nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt là khi thế giới đã nói đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bên cạnh những giá trị về thương hiệu doanh nghiệp, về sức thu hút và giữ chân lực lượng lao động tiến bộ…

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Cú sốc cuối năm (An Nhiên): Gần 500.000 công nhân bị mất việc hoặc bị giảm giờ làm ngay trước thềm Tết Nguyên đán là cú sốc lớn đối với thị trường lao động và mỗi phận người…

“Cấp cứu” doanh nghiệp thế nào? (Khánh Nguyên): Giữa lúc kinh tế toàn cầu đối diện suy thoái và nền sản xuất trong nước rất chật vật, nếu có thể tiếp cận vốn giá rẻ thì dù ít dù nhiều, doanh nghiệp cũng có cơ may nhìn ra những cơ hội mới.

Lại là nút thắt cơ chế (mục Ý kiến): Mục tiêu tối hậu của cơ chế là để hỗ trợ phát triển. Một khi cơ chế không hỗ trợ mà còn trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển thì cơ chế đó không nên tồn tại.

Trái phiếu thiếu luật? (LS. Trương Thanh Đức): Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị khủng hoảng không phải vì thiếu luật mà một trong những nguyên nhân là do sự bất cập của quy định pháp luật.

Hiểu đúng về quỹ đầu tư (Lão Trịnh): Hiện tượng bán tháo gần đây như cú sốc mạnh đối với ngành quản lý quỹ còn “non trẻ” tại Việt Nam.

Thanh toán trái phiếu bằng tài sản có được không? (TS. Vũ Kim Hạnh Dung – LS. Trần Quốc Đạt): Những sai phạm của doanh nghiệp liên quan đến phát hành trái phiếu đã và đang bị xử lý khiến các nhà đầu tư có tâm lý muốn được hoàn trả lại các khoản tiền đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Những kỳ vọng về vai trò của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (TS.LS. Phạm Hoài Huấn): Tự thân sự ra đời muộn màng của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là một chỉ báo thú vị về vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam.

Nhờ dòng tiền ngoại, VN-Index có chuỗi phiên “thăng hoa”! (Thanh Thủy): Tuần qua, khối ngoại mua ròng 5/5 phiên giao dịch với hàng ngàn tỉ đồng mỗi phiên. Tốc độ giải ngân của dòng vốn ngoại dâng lên mức cao kỷ lục và trở thành động lực quan trọng nhất ủng hộ sự hồi phục của thị trường chung.

Chứng khoán phục hồi hình chữ V? (Triêu Dương): Một số ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán đang hướng đến sự phục hồi hình chữ V nhờ những thông tin tích cực gần đây. Nhưng cho dù điều này xảy ra, nhà đầu tư cũng chưa hết lo ngại vì những đợt phục hồi như thế e khó bền vững.

Vốn ngoại xuất hiện kịp thời! (Linh Trang): Vào lúc các kênh huy động vốn trong nước như tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán đều bị gián đoạn, dòng vốn ngoại trở thành “chiếc phao” cho doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Lại câu chuyện nới room ngoại (Tuệ Nhiên): Các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém được đề xuất nới room ngoại lên 49% thay vì 30% như hiện nay. Có vẻ như nhà điều hành muốn tận dụng nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài trong chiến lược tái cấu trúc các ngân hàng trong nước.

Lưu ý về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Lê Trình Anh Thư): Với Thông tư 12/2022/TT-NHNN mới được ban hành (thay thế Thông tư 03/2016/TT-NHNN), các nội dung sửa đổi, bổ sung có liên quan thế nào trong  quản lý ngoại hối đối với việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp?

Bản giao hưởng của gió (Trần Hữu Hiệp): Là một trong hai tỉnh có diện tích, dân số và lực lượng lao động thấp nhất ĐBSCL, Bạc Liêu đang hướng tới các mục tiêu cụ thể gồm thu hút các dự án đầu tư lớn làm trung tâm năng lượng sạch của cả nước và là điểm đến hấp dẫn du khách.

Đã có giải pháp cho tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “Dụng ý xấu” (Nguyễn Lý): Có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu xuất phát từ ý định không trung thực. Các vụ việc này đang được hiểu như thế nào và đã có quy định pháp lý nào điều chỉnh hay không?

Quản trị dữ liệu: Đừng ngại khai sinh các đạo luật (Phan Ngọc Trâm – Tạ Gia Thọ): Với Việt Nam, việc xây dựng các đạo luật mới, chuyên ngành về quản trị dữ liệu là cần thiết, trong đó, bảo vệ dữ liệu là một lĩnh vực quan trọng. Điều ấy phải thể hiện một cách thống nhất, xuyên suốt trong các văn bản luật.

Nghề gốm Chăm – di sản cần được bảo vệ khẩn cấp (Xuân Huy): Cũng như thực trạng của nhiều nghề truyền thống khác, sau khi được (UNESCO) vinh danh, nghề gốm Chăm làm dấy lên câu hỏi người ta sẽ làm gì để giải quyết những bài toán tồn đọng bấy lâu nay của những làng nghề?

Đừng vì lợi trước mắt mà bỏ quên đàn voọc chân xám (Quốc Tuấn): Đàn voọc chà vá chân xám quý giá đang sinh sôi ở xã Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Cũng như nhiều nơi được cho là có tiềm năng du lịch cộng đồng, Tam Mỹ Tây đang đứng trước sự chọn lựa phát triển du lịch như thế nào để có thể bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Hồng treo gió: món quà dung dị mùa thu đông Đà Lạt (Duy Ái): Đà Lạt, xứ sở của  những trái hồng – thứ trái cây đặc biệt quyến rũ vị giác của cả dân địa phương và du khách.

Đó là không phải là chuyện của anh! (Lê Hữu Huy): Cái đáng sợ cho một cộng đồng, xã hội hay quốc gia không hẳn là sự tồn tại của giới giang hồ mà là tư duy “vốn ghét lôi thôi” và chỉ “nghĩ đến sự yên ổn của mình” nơi những con người trong đó.

“Chúng ta đòi hòa bình”, một khúc ca bi tráng (Huỳnh Kim): “Chúng ta đòi hòa bình: Huỳnh Tấn Mẫm và phong trào yêu nước, tranh đấu của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, 1969-1975” là tựa đề cuốn hồi ức của Đoàn Yên Kiều vừa được xuất bản (NXB Trẻ, 2022).

Những dòng tản mạn Tôi cũng còn… xuân mà nhãn thành cổ thụ rồi! của Phú Thành và chuyện trà dư tửu hậu Phong bì mừng cưới thời lạm phát của Phương Anh.

Các đề tài theo dòng chảy thời sự trên thế giới:

Đồ nội thất nhanh giá rẻ, và người Mỹ đang quăng nó vào thùng rác (Ngọc Thanh): Đồ nội thất sản xuất hàng loạt được bán nhiều trong thời gian đại dịch có thể gây tắc nghẽn các bãi chôn lấp rác. Đây là tín hiệu vui cho ngành xuất khẩu đồ nội thất nhanh của Việt Nam, nhưng kèm theo cơ hội là trách nhiệm lớn hơn đối với môi trường.

Thấy gì từ hai luật mới của EU về quản lý môi trường mạng? (Lê Thiên Hương): Nguyên tắc xây dựng luật của EU có thể tóm gọn trong câu: “Cái gì bất hợp pháp ngoài môi trường mạng thì cũng bất hợp pháp trong môi trường mạng”.

Nguồn lực con người và thịnh vượng quốc gia (Lê Hoài Ân – Trần Thị Xuân Tiên): Dòng chảy lịch sử của các nền kinh tế trên thế giới đã trải qua ba giai đoạn chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá trình dịch chuyển qua các giai đoạn nói trên đều yêu cầu sự thay đổi trong năng lực của người lao động.

Một số nhà bán lẻ hưởng lợi từ lượng hàng tồn kho lớn (Ngọc Thanh): Trong khi nhiều nhà bán lẻ muốn thoát khỏi tình trạng hàng hóa dư thừa thì một số nhà bán lẻ khác lại tỏ ra vui mừng khi có lượng hàng tồn kho cao. Sự thay đổi cách nhìn về hàng dự trữ cho thấy một số công ty (bán hàng may mặc, đồ gia dụng và dụng cụ thể thao) cố gắng tận dụng nhu cầu hồi phục trong một số lĩnh vực cụ thể.

Trung Quốc mở cửa nền kinh tế: bao giờ và như thế nào? (Lạc Diệp): Chính phủ Trung Quốc phát tín hiệu sẽ nới lỏng chính sách chống dịch nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo quá trình này sẽ diễn ra chậm chạp và đầy chông gai.

Từ “Brexit” đến “Bregret” (Nguyễn Vũ): Brexit không chỉ chặn dòng người nhập cư vào Anh, nó cũng chặn luôn hàng hóa dịch vụ của Anh xuất sang thị trường chung EU, gây những tổn thất lớn cho nền kinh tế Anh.

Giá trần đối với dầu Nga và chuyện gì sẽ xảy ra (Song Thanh): Phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép lên ngành dầu mỏ của Nga bằng việc cấm nhập khẩu và áp giá trần đối với dầu thô nhập khẩu bằng đường biển. Các chính sách này được dự báo sẽ tác động lớn tới thị trường năng lượng toàn cầu.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới