(KTSG Online) – Trong khi chúng ta bận ăn Tết thì ở bên ngoài, thiên hạ bàn tán xôn xao về ChatGPT, một dạng trí tuệ nhân tạo có thể đối đáp y như người, biết làm thơ, viết văn, soạn báo cáo, tư vấn đủ ngành nghề.
KTSG bản in số Tân niên Quý Mão phát hành sáng mai (ngày 2-2-2023) sẽ cung cấp đến bạn đọc một số chuyển động trong xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
Mất việc vì AI sẽ không còn xa? (Nguyễn Vũ): ChatGPT – một dạng trí tuệ nhân tạo, từ chỗ hỗ trợ người dùng đến chỗ được sử dụng chính thức để thay chân nhân viên trong nhiều lĩnh vực, là một bước tiến không xa…
Khi trí tuệ nhân tạo lấn sân vào nghệ thuật! (Lê Thiên Hương): Nhiều chuyên gia đề xuất việc xây dựng khái niệm mới về “sáng tạo” cho phép bao gồm cả những sản phẩm của AI.
Hành vi hạn chế cạnh tranh của thuật toán AI: không còn là khoa học viễn tưởng (Ngô Nguyễn Thảo Vy): Các thuật toán AI có thể dẫn đến hệ quả cấu kết và hạn chế cạnh tranh, cho dù người thiết kế ban đầu có định hướng điều đó hay không.
Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:
Ẩn số thị trường trái phiếu doanh nghiệp (mục Ý kiến): Trong năm 2023 sẽ có gần 290.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với hơn 40% là trái phiếu bất động sản. Nếu không thể thanh toán nợ trái phiếu đúng hạn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể gây ra những hệ lụy khôn lường.
Vẫn chưa có “thuốc đặc trị” cho bài toán thiếu xăng cục bộ (Mục Nhĩ): Cách giải tận gốc bài toán chiết khấu để các doanh nghiệp xăng dầu nhỏ và vừa có thể tồn tại là quy định mức chiết khấu tối thiểu cho họ. Đáng tiếc cho đến nay, bài toán này còn bị bỏ ngỏ từ phía cơ quan chức năng.
VN-Index “khai xuân” trong xu hướng điều chỉnh tích lũy (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán đầu năm Quý Mão khởi sắc nhẹ xen kẽ xu hướng điều chỉnh tích lũy. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt mức khá tốt với 10.293 tỉ đồng.
Chứng khoán – một xu hướng mới đang hình thành? (Triêu Dương): Không loại trừ khả năng vẫn có những phiên điều chỉnh sau khi thị trường đi lên, nhưng có lẽ một xu hướng mới tích cực hơn đang mở ra cho giai đoạn tới.
Cổ phiếu ngành bán lẻ trong năm 2023 sẽ ra sao? (Linh Trang): Sức mua giảm sút khiến doanh thu bán lẻ chậm lại kể từ nửa cuối năm 2022. Tình hình được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2023.
Vực dậy tinh thần doanh nghiệp (Hải Lý): Quá trình thanh lọc doanh nghiệp là cần thiết. Đọng lại là các biện pháp thanh lọc phải vực dậy được tinh thần doanh nghiệp.
Không thể chạy nhanh hơn Usain Bolt (Lê Hoài Ân): Chưa bao giờ mà hầu hết các kênh đầu tư tài chính phổ biến đều gặp khó khăn như hiện nay. Cần phải suy nghĩ lại đâu là nguồn gốc của mức sinh lời từ các kênh đầu tư để đưa ra những kỳ vọng phù hợp trong tương lai.
Sốt ruột lo vuột mất thị trường lớn (Đào Loan): Người Trung Quốc đã đi du lịch trở lại sau ba năm không thể xuất ngoại vì dịch Covid-19. Giới kinh doanh du lịch Việt Nam đang lo lắng việc bị chậm chân khi mùa du lịch hè đã gần kề.
Câu chuyện thương lái: Một góc nhìn từ đồng bằng sông Cửu Long (Lê Minh Hoan): Giới thương lái vẫn là một phần không thể thiếu trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Tận dụng mối quan hệ giữa thị trường vàng và cà phê (Nguyễn Quang Bình): Vàng, với tư cách hàng hóa, có quan hệ chặt chẽ với thị trường cà phê. Giá cả hai mặt hàng này từ lâu đi cùng chiều nhưng nay bỗng “trở chứng” nghịch chiều…
Công nghiệp phân mảnh như thế thì rất khó phát triển đột phá (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Muốn đột phá về phát triển công nghiệp, trước hết phải giải quyết tình trạng công nghiệp hóa dàn trải, thiếu tập trung đã làm suy yếu sức cạnh tranh của ngành này trong thời gian qua.
Việt Nam trước những thay đổi sản xuất (Hoàng Minh): Trong xu thế dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, Việt Nam có nhiều lợi thế về hệ thống logistics vận chuyển hàng hóa để các nhà đầu tư xem xét. Việt Nam cũng làm tốt khi đưa ra chính sách quy hoạch rất rõ ràng các khu công nghiệp phục vụ sản xuất để tiếp nhận đầu tư.
Lao động Việt không nên… giá rẻ (Hoàng Hạnh): Nếu không đáp ứng được yêu cầu về lao động trình độ cao, Việt Nam không những không thể đón các doanh nghiệp FDI thế hệ mới mà còn khó níu bước những người cũ.
Năng suất lao động cao hơn nhưng chưa chắc ưu việt hơn! (Bùi Trinh): Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nước cao trở lại không hẳn do hiệu quả hay ưu việt hơn nhóm tư nhân, mà nhờ được những ưu đãi về vốn, công nghệ, độc quyền thị trường và tài nguyên.
Quy tắc cộng dồn – từng bước, từng bước thầm (Ngọc Trân): Quy tắc cộng dồn có thể áp dụng vào nhiều mặt trong cuộc sống. Người Pháp hay nói: “Petit à petit, l’oiseau fait son nid” (tạm dịch: từng bước, từng bước, chim làm nên tổ).
Nhãn hiệu năm Quý Mão 2023 sẽ theo “trend” thế nào? (Nguyễn Ngọc Trâm): Việc đăng ký nhãn hiệu NFT của các công ty không chỉ còn là trò tiếp thị. Hiện các công ty phải sử dụng nhãn hiệu NFT của họ trong ứng dụng, dù vậy, việc diễn giải “actual use” (thực sự sử dụng) và “evidence of use” (chứng cứ sử dụng) của nhãn hiệu NFT vẫn còn bỏ ngỏ và có nhiều điều cần bàn.
Người làm nghề tự trọng (Vũ Thị Huyền Trang): Gần đây người ta nói nhiều về sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp. Có những sai lầm không còn cơ hội để sửa chữa hay làm lại.
Tình bạn vĩ đại và vĩnh cửu (Trần Thanh Bình): Lúa gạo, từ thuở sơ khai đến việc hình thành nền văn minh lúa nước của nhân loại đóng một dấu ấn vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Ở bất kỳ quốc gia trồng lúa nào, người ta cũng vun đắp, chăm chút cho tình bạn giữa lúa gạo và con người – một tình bạn vĩ đại, trường tồn mãi mãi…
Điền trang Jean Moreau (Trần Thanh Hưng): Cái tên Zannier Hotels (Bãi San hô Phú Yên) đã trở nên nổi tiếng trên bản đồ du lịch. Nhưng ít ai biết giữa Zannier rộng hàng chục héc ta vẫn còn sót lại nền móng, mấy bức tường đá một ngôi nhà của một điền trang gắn với cuộc đời một người có nhiều điều lý thú. Đó là Jean Moreau (tên tiếng Việt là Dương Bá Lộc).
Thị trường nhà ở 2023: Lắng đọng đợi “hồi xuân” (Võ Huỳnh Tuấn Kiệt): Nhiều người lo ngại lịch sử khủng khoảng 2009-2013 có thể lặp lại với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, so sánh hai giai đoạn, thị trường hiện nay có nhiều yếu tố tích cực hơn 10 năm trước.
Cấu trúc thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam (Huỳnh Thế Du): Nguồn cung nhà ở tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhà tự xây, trong khi các đơn vị phát triển chính thức có vai trò rất khiêm tốn. Thêm vào đó, phần lớn nhà ở được xây hàng năm là nhà riêng lẻ gắn liền với đất, trong khi tỷ lệ căn hộ trong các tòa nhà là rất khiêm tốn.
Lung linh Facebook mùa xuân (Phú Thành): Có những nỗi chạnh lòng khi xem thấy nhiều sự lung linh trên Facebook. Không phải lỗi của Facebook, đó chỉ là sự vô tình của những khoảnh khắc thăng hoa hạnh phúc được đặt bên cạnh những sự thiệt thòi của tha nhân.
Sức tải tàu viễn dương cập cảng Việt Nam tăng nhanh (Ngọc Thanh): Khối lượng vận tải biển tuyến chính cập cảng Việt Nam tăng vọt một phần là bởi các nhà sản xuất chuyển khỏi Trung Quốc vì các biện pháp phong tỏa và kiểm dịch nghiêm ngặt.
Cuộc chia ly không nhiều nước mắt (Đặng Dương): Hai hãng tàu container MSC và Maersk đã tuyên bố sẽ không tiếp tục tham gia trong liên minh vận tải 2M. Sự tan rã của một trong ba liên minh hãng tàu đang thống trị ngành vận tải biển thế giới dự báo những biến động nhất định trên thị trường vận tải biển thời gian tới.
Việt Nam và chiến lược hút FDI công nghệ cao của Trung Quốc (Phạm Đình Mạnh): FDI đầu tư vào sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc tăng gần 60% trong năm 2022, bất chấp những biến động kinh tế, xã hội. Có thể thấy chiến lược chuyển trọng tâm vào công nghệ cao của nước này đang rõ nét.
Sức ép đè nặng lên ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc (Song Thanh): Nếu không tiếp cận được sản phẩm của những công ty Mỹ, Hà Lan hay Nhật Bản, các công ty Trung Quốc gần như không thể xây dựng các dây chuyền có khả năng sản xuất chip tiên tiến.
Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ liệu có ảnh hưởng đến kinh tế? (Lạc Diệp): Làn sóng sa thải lao động quy mô lớn từ các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon liệu có lan rộng ra toàn nền kinh tế Mỹ?
Mời bạn đọc đón xem!