Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 50-2022: Để giải quyết khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Gần đây, các công ty phát hành trái phiếu gặp khó khăn khi trả nghĩa vụ nợ lãi và nợ gốc, khiến trái chủ thất thoát lớn và người dân thì mất niềm tin. Một số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư phải chịu nhận sự rủi ro vì họ hám lợi. Một số khác cho rằng đây là vấn đề quan trọng có hệ lụy đến thị trường tài chính và kéo theo nhiều nguy cơ khác.

Trong bài viết tựa đề Mấu chốt để giải quyết khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp trên KTSG bản in phát hành sáng mai (15-12), các tác giả là TS. Đinh Trường Hinh và TS. Phạm Đỗ Chí cho rằng, không thể nói lỗi nợ trái phiếu hoàn toàn là lỗi của các nhà đầu tư. Một phần lỗi nằm ở các ngân hàng giúp bán trái phiếu mà không giải thích rõ ràng về rủi ro cho người mua biết.

Cũng theo nhóm tác giả này, để lấy lại niềm tin của dân chúng trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần đóng băng và kiểm kê tất cả tài sản của các công ty có vấn đề về trả nợ trái phiếu. Ngoài ra, cần thiết lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên lo giải quyết vấn đề nợ cho các công ty sắp hoặc đang có vấn đề về nợ. Lực lượng này phải có cả đại diện của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao dịch chứng khoán và đại diện của công ty.

Còn theo nhóm tác giả Lê Hoài Ân – Lâm Thái Hoàng Anh của bài viết Cần trả thị trường trái phiếu về đúng bản chất, sự phát triển quá nóng của thị trường trái phiếu để lại những hệ lụy có thể kéo dài. Do vậy, đã đến lúc có cái nhìn rõ hơn về vai trò của một thị trường trái phiếu nội địa để có thể phát triển bền vững.

Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Khi nào lãi suất chạm đỉnh? (Phạm Long): Năm 2022 dần khép lại và xu hướng tăng lãi suất và tỷ giá trở thành gam màu chủ đạo của bối cảnh vĩ mô. Khi nào lãi suất chạm đỉnh là điều mà nhiều người đang quan tâm.

Nỗi lo khi lãi suất tăng nhanh (Thụy Lê): Lãi suất tăng nhanh và tăng cao không chỉ khiến nguy cơ suy thoái gia tăng mà rủi ro nợ xấu cũng lớn hơn khi doanh nghiệp không chịu đựng nổi các cú sốc lãi suất.

Giữa cơn biến lãi suất, ngân hàng gấp rút tăng vốn (Tuệ Nhiên): Chỉ còn nửa tháng nữa là kết thúc năm tài chính 2022, có vẻ như nhiều ngân hàng phải dời kế hoạch tăng vốn của năm 2022 sang năm 2023.

Nới “room” tín dụng nhưng tiền đâu để cho vay? (Lão Trịnh): Việc NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 thêm 1,5-2% có thể giúp các tổ chức tín dụng tăng thêm khoảng 240.000 tỉ đồng nguồn vốn cho khách hàng vay, đặc biệt là nhóm khách hàng ưu tiên theo định hướng.

Vì sao nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay? (Linh Trang): Một nguyên nhân được nhắc đến nhiều hơn cả của làn sóng ồ ạt giảm lãi suất cho vay là các ngân hàng muốn có lợi thế hơn trong quá trình NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng, không chỉ trong tháng cuối cùng của năm 2022 mà còn cho cả năm 2023.

VN-Index chờ kết quả họp của các ngân hàng trung ương lớn (Thanh Thủy): VN-Index sau khi trải qua nhịp phục hồi mạnh từ đáy thì đang có những phiên chững lại để hấp thụ áp lực chốt lời cũng như đánh giá kỹ tác động của những thông tin về nới room tín dụng.

Thị trường biến động – cơ hội cho các quỹ tiền mặt dồi dào (Triêu Dương): Trong giai đoạn thị trường chứng khoán lao dốc, nhiều nhà đầu tư cá nhân bị mắc kẹt và không còn tiền để bắt đáy, còn các quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài với khả năng quản trị tốt hơn và lượng tiền mặt dồi dào thì vẫn tích cực tham gia thị trường.

Hồi chuông cảnh báo chất lượng tư vấn tài chính (PGS.TS. Võ Đình Trí): Việc giám sát chất lượng tư vấn tài chính ở những thị trường mới nổi còn rất lỏng lẻo, nhiều trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”.

Bancassurance – làm sao ngăn chặn hiện tượng “vết dầu loang”? (Lưu Minh Sang): Với bancassurance, về lý thuyết, khách hàng có thể hưởng thụ sự tiện ích và những trải nghiệm dễ chịu từ mô hình “trạm tài chính một cửa” do ngân hàng cung cấp. Nhưng những gì diễn ra trên thực tế thì không hẳn như vậy…

Thử thách năm 2023 (mục Ý kiến): Trong dự báo các xu hướng của tờ Economist, thách thức từ những khó khăn của kinh tế thế giới trong năm 2023 là rất lớn.

Tiếp tục lộ trình tính đủ giá dịch vụ y tế (An Nhiên): Theo lộ trình đề xuất tính đủ giá dịch vụ y tế, năm 2023 sẽ thực hiện mức giá có tính chi phí quản lý; trước năm 2025 thực hiện mức giá bao gồm cả khấu hao.

Đào vỉa hè thấy… gì và nỗi buồn đầu tư công (Khánh Nguyên): Không chỉ Hà Nội đang loay hoay với những dự án chỉnh trang đô thị, như việc thay đá lát vỉa hè các tuyến đường. Nếu không áp thước đo hiệu quả nghiêm khắc, con số ngân sách đầu tư công bị lãng phí là không nhỏ.

Trang thông tin điện tử địa phương “xa lạ” với người dân (Cẩm Phô): Khảo sát của Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) cho thấy gần 50% người được hỏi chưa từng truy cập cổng, trang thông tin điện tử địa phương.

Chàng kỹ sư xây dựng mê làm nước mắm truyền thống (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Lê Anh bỏ công việc kỹ sư xây dựng lương tháng ngàn đô la để về quê ở Thanh Hóa khởi nghiệp bằng nghề làm nước mắm truyền thống, lấy thương hiệu là “Lê Gia”.

Cước tàu biển giảm: mừng mà lo (Nguyễn Quang Bình): Giá cước vận tải container đường biển đang về mức như trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá cước vận tải chưa là tất cả, hoạt động cung ứng hàng hóa còn rất nhiều chuyện lo gần lo xa…

Mở rộng bảo hộ chức năng của nhãn hiệu: Quá nhanh, quá nguy hiểm? (Lê Vũ Vân Anh): Việc pháp luật sở hữu trí tuệ mở rộng bảo hộ chức năng nhãn hiệu quá nhanh đang bộc lộ những điểm bất cập.

Mất “chất” thương hiệu do đâu? (Linh Nguyễn): Ngày nay, tên “Google” được lấy để chỉ cho việc tìm kiếm thông tin; bộ phần mềm biên tập ảnh “Photoshop” với nhiều tính năng nhưng đã “chết tên” theo chức năng phổ dụng nhất là chỉnh sửa ảnh. Tương tự, cứ nói tới “Honda” thì được hiểu là xe máy, còn nói “bắt Grab” là dùng dịch vụ xe công nghệ bất kể là gọi hãng xe công nghệ nào…

Sao không lời hồi đáp? (Vũ Thị Huyền Trang): Ngẫm từ những số điện thoại “ma” không có người nghe máy để liên tưởng những lời kêu cứu không có lời đáp lại.

ĐBSCL: trả giá quá đắt vì sạt lở! (Trung Chánh): Sạt lở ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn. Phải hạn chế những tác động tiêu cực của tình trạng này như thế nào?

Triển lãm tranh Noel: Một “khúc nhạc Giáng sinh” an lành, hòa ái (Nguyễn An Nam): 46 bức tranh sơn dầu của họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Tùng đến từ một xứ đạo ở Quảng Bình được trưng bày tại TPHCM có thể xem như một khúc nhạc Giáng sinh an lành dành cho người yêu tranh Sài Gòn vào mùa đông năm nay.

Sự học hiện đại: đi tìm chân dung học tập của bản thân (Nguyễn Minh Thanh): Theo TS. Nguyễn Khánh Trung, sự học đầu tiên là học về bản thân mình, là đi tìm hiểu chính con người của mình về sự học với những đặc điểm chỉ riêng mình có. Mỗi người cần khám phá chân dung sự học của bản thân, chứ không cần theo hình mẫu hay chạy theo sự học của một ai khác.

Hồn cây (Huỳnh Văn Mỹ): Người làng kháo nhau rằng, cắt cành cắt rễ cây mai “vía” đang tươi tốt sum suê để bán nó đi phương xa, nó không sống được thì người chủ bán nó làm sao yên được.

Nghịch lý quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân (Lê Thiên Hương): Dù khái niệm “đời sống riêng tư” đã được nói đến nhiều hơn nhưng vẫn xuất hiện một số hiện tượng nghịch lý, khi lằn ranh giữa đời sống riêng tư và công cộng ngày càng trở nên mỏng manh, đồng thời, cá nhân trở thành một nguồn khai thác thương mại đáng giá.

Chuyển đổi số ở nông thôn nhìn từ Nhật Bản (Ricky Hồ): Nông thôn – nơi hình ảnh thu nhỏ báo trước những thách thức mà tình trạng lão hóa và suy giảm dân số mang lại cho Nhật Bản – đã bắt đầu quá trình số hóa với tự động hóa và mở rộng mạng lưới chăm sóc y tế trực tuyến.

Giá nhà tại nhiều nước dự báo sẽ giảm trong năm 2023 (Lạc Diệp): Theo Fitch Ratings, khi lãi suất vay thế chấp liên tục tăng cao, giá bất động sản tại nhiều thị trường trên thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng chậm hơn, thậm chí suy giảm đáng kể trong năm tới.

AI trong doanh nghiệp (Nguyễn Vũ): Trí tuệ nhân tạo (AI) đang xâm nhập vào thế giới kinh doanh, có tiềm năng tạo ra những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực.

Khủng long… bán “khủng” tiền (Thư Kỳ): Bộ xương một con khủng long thuộc loại khủng long bạo chúa T Rex được hãng Christie’s đem ra bán đấu giá vào năm 2020, thu về 31,8 triệu đô la Mỹ.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới