Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 7-2023: Để lành mạnh hóa thị trường…

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Nhiều góc nhìn phân tích và những kiến nghị giải pháp cho các thị trường bất động sản, thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… sẽ được chuyển tải trên KTSG phát hành vào sáng mai (16-2).

Làm gì để lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp? (Hoàng Hạnh): “Trái phiếu riêng lẻ dành cho ai đầu tư? Ngân hàng có nên là tổ chức phát hành lượng lớn trái phiếu dạng này? Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ với điều kiện gì? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng”, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.

Thị trường của đầu cơ, lướt sóng thì không cần cứu (mục Ý kiến): Có nên hỗ trợ cho một thị trường mà người chơi hầu như chỉ có giới đầu cơ và lướt sóng, hay phải có giải pháp hạn chế nạn đầu cơ, hạ giá nhà đất để tạo cơ hội cho người có nhu cầu ở thực?

Nửa sự thật khác về tín dụng bất động sản (Khánh Nguyên): Để gỡ khó cho các doanh nghiệp bất động sản đâu chỉ là giải bài toán tín dụng…

Ảnh hưởng của chính sách tín dụng bất động sản đến hoạt động ngân hàng (Trần Hùng Sơn – Lê Đức Quang Tú – Hồ Hữu Tín): Từ lâu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã dành mối quan tâm đặc biệt đến thị trường bất động sản để phòng ngừa các rủi ro, và cũng thông qua thị trường bất động sản để đánh giá tác động của các chính sách.

Thuế bất động sản: Để đảm bảo tính khả thi (Nguyễn Thị Hoài Nam – Huỳnh Thế Du): Một trong những điều kiện để sắc thuế này khả thi là cần phải xác định được cơ sở thuế với các mức thuế suất hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sự không nhất quán hoặc gây tranh cãi, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu.

VN-Index biến động mạnh trở lại! (Thanh Thủy): Không loại trừ khả năng thị trường chứng khoán xuất hiện các nhịp hồi phục đan xen, nhưng rủi ro vẫn đang hiện hữu với các giao dịch lướt sóng ngắn hạn.

Cơ hội nâng hạng thị trường đang đến gần? (Triêu Dương): Việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trở lại từ năm ngoái liệu có là tín hiệu giúp thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được thăng hạng?

Chia lửa với chính sách tiền tệ (Tuệ Nhiên): Chính sách tiền tệ không còn nhiều dư địa. Để hỗ trợ tăng trưởng vốn, chính sách tài khóa cần được thúc đẩy mở rộng hơn.

Cùng nhiều tin tức thời sự, các vấn đề kinh tế – xã hội trong và ngoài nước:

Động lực tăng trưởng kinh tế 2023: không chỉ ở đầu tư công (An Nhiên): Không chỉ trông cậy vào đầu tư công, động lực tăng trưởng kinh tế năm nay cần chắt chiu mọi cơ hội, dù lớn hay nhỏ.

Ngân hàng lãi lớn từ kinh doanh ngoại tệ bất chấp sức ép của tỷ giá (Thụy Lê): Dù kết quả có sự phân hóa nhưng phần lớn ngân hàng ghi nhận lãi lớn từ kinh doanh ngoại hối trong năm 2022.

Hàng không sẽ hoàn toàn phục hồi vào cuối 2023? (Đăng Linh): Dự báo thị trường hàng không Việt Nam đến cuối năm 2023 sẽ đạt xấp xỉ 80 triệu khách và 1,44 triệu tấn hàng hóa, tăng tương ứng 45,4% và 15% so với năm 2022.

Để nông dân không mãi làm “gốc tháp” (Dương Văn Ni): Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông dân mà có nhiều tri thức hơn, khá giả hơn, tự chủ hơn, thì toàn xã hội sẽ được an toàn hơn.

Đọc tin ChatGPT và suy nghĩ về IT nước nhà (Hiệu Minh): Đi trước một bước để về trước. Với ChatGPT, OpenAI đã đi trước và họ đang thắng, ít nhất là lúc này.

Podcast: cần biết gì về quyền sở hữu trí tuệ? (Lê Thiên Hương): Vì podcast (âm thanh dạng số) là những nội dung mang tính sáng tạo nên được áp dụng pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

Bằng sáng chế thiết kế đang bị lạm dụng? (Nguyễn Ngọc Trâm): Bằng sáng chế thiết kế (design patent) hay kiểu dáng công nghiệp đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Ở Mỹ và châu Âu, số lượng hồ sơ sáng chế đăng ký sở hữu trí tuệ nhiều đến nỗi hầu như hồ sơ nào cũng có sự trùng lặp thiết kế. Liệu bằng sáng chế thiết kế có đang bị giới sáng tạo lạm dụng?

Bằng sáng chế thiết kế – ứng dụng thực tiễn trong ngành nội thất tại Mỹ (Nguyễn Ngọc Trâm): Doanh nghiệp thiết kế hàng nội thất xuất khẩu cho thị trường Mỹ muốn bảo hộ diện mạo tổng thể hay một thành phần thiết kế duy nhất của sản phẩm cần lưu ý: bằng sáng chế thiết kế chỉ bảo hộ những khía cạnh không thuộc về chức năng của sản phẩm.

Đấu giá bằng sáng chế, tại sao không? (Nguyễn Hoàng Nam): Đấu giá bằng sáng chế là vấn đề không mới trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2023, trên Cổng thông tin điện tử quốc gia của Bộ Tư pháp về đấu giá tài sản thì chưa có thông tin đấu giá công khai nào về tài sản vô hình.

Hiểu về bản chất của rủi ro trong đầu tư rất quan trọng (Lê Hoài Ân): Cho đến nay, để đánh giá rủi ro đầu tư, phần lớn nhà đầu tư vẫn dựa trên cảm quan cá nhân hơn là những hiểu biết thực sự về bản chất của rủi ro.

Doanh nghiệp xuất khẩu: “sân nhà” gần mà xa (Quốc Hùng): Vào lúc đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh thì đường quay về thị trường “sân nhà” lại cũng chẳng dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp.

“Đại phẫu” đăng kiểm cần đi đôi với thay đổi mô hình (Mục Nhĩ): Cơ quan chức năng đang đưa ra các dự thảo đề xuất sửa đổi quy định đối với việc đăng kiểm ô tô. Đây là thời điểm thích hợp để mổ xẻ và thay đổi mô hình đăng kiểm hiện có, tiến tới bãi bỏ những quy định không phù hợp trong thực tiễn phát triển kinh tế.

Về xóm Rộc thưởng thức trà sen Gia Bảo (Trần Thanh Hưng): Từ một làng quê ít người biết đến, xóm Rộc thuộc thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên giờ đây trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái được nhiều người yêu thích với những cánh đồng sen thơm ngát, trong lành.

Người phục hồi nghề làm mũ mã vĩ (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nghề làm mũ mã vĩ (mũ mão dùng cho các vị vua quan và tầng lớp quý tộc thời phong kiến) độc đáo ở chỗ kết hợp nhuần nhuyễn đa ngành nghề với rất nhiều kỹ thuật, mỹ thuật truyền thống.

Thế giới: những khoảnh khắc đứng yên (Trần Thanh Bình): Sự chuyển động của thế giới luôn có thực và nhất thiết phải thế. Song, có thể giây phút đứng yên và ngẫm nghĩ về tính hai mặt của nó, đôi khi không phải là thừa!

Những người thắp đuốc (Vũ Thị Huyền Trang): Sách là ngọn đuốc. Ánh sáng của ngọn đuốc ấy sẽ soi rọi cho tôi trong suốt cuộc đời.

Những món đồ không vừa ý (Hoàng Hiền): Không bao giờ có phương án hoàn hảo nhất nên mới có sự phát triển mỗi ngày. Sản phẩm tốt nhất là sản phẩm phù hợp nhất.

Metaverse – những điều cần lưu ý (Thiên Kim): Đối với Metaverse, không chỉ có các nguy cơ về an ninh thông tin và tài sản số, mà có cả những nguy cơ nằm trong chính các điều khoản sử dụng Metaverse.

Ngành công nghệ Trung Quốc và cơn sốt ChatGPT (Lạc Diệp): Cơn sốt ChatGPT đã có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghệ Trung Quốc. Hàng loạt công ty công nghệ nước này đã liên tiếp công bố các dự án tương tự nhằm cạnh tranh với đối thủ.

Kinh tế Pakistan bên bờ vực (Nguyễn Vũ): Tính đến tuần trước, dự trữ ngoại hối của Pakistan chỉ còn 2,9 tỉ đô la Mỹ, tương đương chưa đầy ba tuần nhập khẩu, trong khi nợ công đã lên đến 270 tỉ đô la, bằng 79% GDP nước này.

Làn sóng tăng giá sản phẩm tiêu dùng đang đến (Song Thanh): Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trên thế giới đang đồng loạt tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí đầu vào tăng cao.

Ai làm chao đảo tập đoàn Adani? (Nguyễn Vũ): Báo cáo của một công ty nghiên cứu nhỏ là Hindenburg Research đã làm cho tập đoàn nổi tiếng Adani của một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới phải chao đảo. Giá trị thị trường bay mất 100 tỉ đô la chỉ trong vòng hai tuần.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới