Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 9-2023: Chữa cháy trái phiếu doanh nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Áp lực đáo hạn và thanh toán lãi trái phiếu hiện nay là rất lớn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bất động sản. Đây là hệ lụy của một giai đoạn buông lỏng quản lý giám sát thị trường vốn.

KTSG bản in phát hành vào sáng mai (2-3) sẽ đăng tải những góc nhìn đa chiều về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn được cho là cần đến “sự chữa cháy” hiện nay.

Hiểu đúng quy định về mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp (LS. Nguyễn Văn Phúc – LS. Nguyễn Nhật Dương): Một vấn đề mà cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn đó là: sử dụng vốn từ kênh phát hành trái phiếu như thế nào là đúng mục đích theo quy định?

Chữa cháy trái phiếu doanh nghiệp (PGS.TS. Võ Đình Trí): Thị trường đang trông chờ vào Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022 về chào bán, giao dịch trái phiếu riêng lẻ. Nhưng để tránh những bất ổn tương tự trong tương lai thì cần siết chặt việc chào bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Xử lý trái phiếu: cần đồng bộ để tránh rủi ro về mặt đạo đức (Hoàng Minh): Ngày càng có nhiều doanh nghiệp không thu xếp được nguồn tiền kịp thời khi đến hạn trả nợ trái phiếu. Nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp phát hành đề xuất với trái chủ.

Lúng túng trong ứng xử với trái phiếu bất động sản (TS.LS. Phạm Hoài Huấn): Hãy giao việc thanh lọc các doanh nghiệp bất động sản cho các chủ nợ. Hơn ai hết, họ sẽ biết cách hành xử tốt nhất với tiền của mình…

Quyền bắt buộc mua lại trái phiếu: Để “quyền bảo vệ” không trở thành “quyền tấn công” (LS. Quách Thúy Quỳnh): Pháp luật trao “quyền bảo vệ” cho nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, việc quy định mọi vi phạm các điều khoản của phương án phát hành đều dẫn đến hậu quả buộc mua lại trái phiếu trước hạn xem chừng là không thỏa đáng và tiềm ẩn những rủi ro cho tổ chức phát hành.

Các đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trên cùng số báo:

Margin call” bất động sản (Hải Lý): Đầu tư hay đầu cơ bất động sản về bản chất không mang hàm ý tiêu cực. Nó chỉ trở thành gánh nặng cho xã hội, cho nền kinh tế khi đầu cơ gắn với dòng tiền đòn bẩy từ ngân hàng.

Kinh doanh bất động sản là gì, đóng góp như thế nào cho nền kinh tế? (Bùi Trinh): Nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất cao. Do chênh lệch thu nhập của các nhóm dân cư khá lớn nên một nhóm người sở hữu vài ngôi nhà, còn đại đa số người dân khó khăn về nhà ở.

Xác định thuế suất và quản lý thuế bất động sản: nhìn ra thế giới (Trần Hùng Sơn): Việc cải cách thuế bất động sản đã thất bại ở một số nước đang phát triển. Một phần nguyên nhân do chi phí liên quan đến cải cách hành chính quá cao so với nguồn thu tiềm năng từ thuế bất động sản.

Khối ngoại bán ròng gây áp lực tới VN-Index! (Thanh Thủy): Nhịp tăng mạnh trên thị trường hồi đầu tuần đã bị xóa bỏ hoàn toàn bởi áp lực bán liên tục.

Chứng khoán điều chỉnh – những áp lực nào đang đè nặng lên thị trường? (Triêu Dương): Nếu trở lại xu hướng giảm giá thì đây là một tín hiệu tiêu cực, có thể kéo thêm nhiều nhà đầu tư tạm thoát khỏi thị trường.

Lại lo ngại về xu hướng lãi suất? (Thụy Lê): Xu hướng lãi suất trong nước đang giảm trở lại nhờ sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố. Tuy nhiên, ngọn gió có thể đảo chiều bất kỳ lúc nào, khi những áp lực vẫn tồn tại và lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể chưa sớm dừng lại.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: đến thời thắt chặt? (Đăng Linh): Việc minh bạch hóa và quản trị chất lượng tư vấn trong quá trình bán bảo hiểm cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của kênh bancassurance – phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.

Ngành gỗ vẫn đi “một chân” (Quốc Hùng): Các chuyên gia ví von ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đang đi bằng “một chân” khi có lợi thế về sản xuất nhưng lại yếu thế trong xúc tiến thương mại.

Du lịch quốc tế cũng cần “đội phản ứng nhanh” (Đào Loan): Việc nối lại thị trường du lịch Trung Quốc đã không suôn sẻ. Nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng thu hút khách Ấn Độ, Úc, Đông Nam Á… bằng các biện pháp hiệu quả thì mới có thể sớm đem khách về cho mảng du lịch quốc tế.

Cần một “nhạc trưởng” cho du lịch Phú Yên (nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân): Lãnh đạo tỉnh Phú Yên vừa có chỉ đạo cấp dưới xử lý 17 điểm “du lịch tự phát”. Đến lúc cần xem lại một cách công bằng: liệu dân đang nhanh hay công tác quản lý đang quá chậm?

Bằng bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1: Ai đúng, ai sai? (Nguyễn Ngọc Trâm): Tranh luận chưa dứt về các vấn đề pháp lý và thương mại xung quanh việc sở hữu bằng bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và việc công ty này khai thác cũng như thu “phí” từ bằng bảo hộ giống cây trồng này. Liệu việc một công ty tư nhân sở hữu quyền đối với giống cây được trồng phổ biến thì có hợp tình hợp lý và hợp pháp?

Từ sầu riêng, có vui… chung? (Hoàng Hạnh): Nếu chưa thể hoàn toàn chủ động trong cuộc chơi kinh tế ảo, chúng ta vẫn có thể trở thành một mảnh ghép không thể thiếu của nền kinh tế thực. Nông nghiệp sẽ góp một phần quan trọng trong mục tiêu đó.

Thành phố 15 phút (Huỳnh Thế Du): Thành phố 15 phút (15-minute city) được xem là một cách tiếp cận mới đang thịnh hành trong quy hoạch và phát triển đô thị trên thế giới. Cách tiếp cận này có thể giúp tìm những giải pháp cho bài toán đô thị hóc búa ở Việt Nam.

Cải cách sao mà quá gian nan (mục Ý kiến): Theo Luật Cư trú 2020, người dân chỉ cần xuất trình thẻ căn cước để chứng minh thông tin cư trú thay cho sổ hộ khẩu để làm thủ tục hành chính và các thủ tục xác minh nhân thân khác. Thế nhưng trong thực tế, nhiều cơ quan ở địa phương lại yêu cầu người dân phải có giấy xác nhận cư trú. Thuận tiện đâu chưa thấy mà chỉ rắc rối hơn!

Phạt nặng “ma men”: mới giải quyết được phần ngọn (Mục Nhĩ): Cần đặt lên hàng đầu mục tiêu hạn chế tối đa người uống rượu bia mà vẫn lái xe, chứ không chỉ chú trọng việc xử phạt.

Tủ rượu và tủ sách (Khánh Hưng): Nhiều bậc phụ huynh còn chưa hiểu sách có thể mang lại điều gì cho họ huống chi là con em họ. Họ nghĩ sách không là hạng mục cần thiết trong đời sống.

Cái bẫy của sự an nhàn (Hoàng Hiền): An nhàn là phúc, là viễn cảnh mà hầu hết mọi người đều hướng đến. Nhưng quá an nhàn hay an nhàn quá sớm lại… dễ sinh chuyện.

Vận tải biển – liệu tiệc đã tàn? (Đặng Dương): CEO của hãng tàu Hapag-Lloyd cho rằng “tiệc đã tàn” đối với ngành vận tải biển. Nhưng thực ra, bức tranh của ngành vận tải container không hẳn tiêu cực…

ChatGPT và rủi ro từ thông tin giả (Nguyễn Ngọc Phương Hồng – Lưu Minh Sang): Người dùng cần cẩn trọng trong tiếp nhận các thông tin từ ChatGPT, đưa ra nhiều kiểu câu hỏi khác nhau, kiểm chứng và xác minh các thông tin do chatbot này cung cấp trước khi chia sẻ, sử dụng để tránh các hậu quả pháp lý không đáng có.

Mỹ ra quyết định mới về tác phẩm nghệ thuật hợp tác giữa con người và AI (Nguyễn Ngọc Trâm): Ngày càng có nhiều tác phẩm co-own (đồng sở hữu) hay co-make (đồng sáng tạo) giữa con người và trí tuệ nhân tạo. Quyết định mới đây của Văn phòng Bản quyền Mỹ (USCO) với tác phẩm “Zarya of the Dawn” phân tách rạch ròi phần nào của tác phẩm được đăng ký bảo hộ quyền tác giả và phần nào thì không.

AI: Mỹ và Trung Quốc có thể xây dựng tiêu chuẩn chung và hành động cùng nhau? (TS. Phạm Sỹ Thành): Trung Quốc tin rằng những lời kêu gọi ngoại giao về AI quân sự là tốt cho danh tiếng toàn cầu của họ. Và đây là cơ hội để các nước khác cùng tham gia với Mỹ, Trung Quốc trao đổi về những thỏa thuận mang tính cam kết trong việc ứng dụng AI cho chiến tranh trong tương lai.

ChatGPT kích thích cuộc đua chip AI (Lạc Diệp): Các công cụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI) mà đại diện nổi bật là chatbot ChatGPT đang tạo ra cơn sốt trên thị trường công nghệ, bao gồm cả lĩnh vực bán dẫn. Việc áp dụng rộng rãi các công cụ mới được kỳ vọng có thể mang lại hàng chục tỉ đô la doanh thu mỗi năm cho các nhà sản xuất chip.

Chuỗi cung ứng mới với người cũ (Nguyễn Vũ): Không dễ một sớm một chiều có được đội ngũ quản lý có khả năng tổ chức, điều hành việc sản xuất ở một nơi chưa từng có kinh nghiệm sản xuất. Vì thế, các chuỗi cung ứng có thể được sắp xếp trở lại với nhiều thay đổi về mặt địa lý nhưng con người thì khó thay đổi hay thay thế.

Kinh tế Nga với viễn cảnh suy yếu trong dài hạn (Song Thanh): Một năm sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng phát, nền kinh tế Nga vẫn đang chống chịu một cách bền bỉ trước các đòn trừng phạt từ phương Tây. Tuy nhiên, những thách thức mà Nga phải đối mặt vẫn đang ở phía trước.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới