Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lạc Việt, Microsoft kiện doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lạc Việt, Microsoft kiện doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm

Hà Vân

Lạc Việt, Microsoft kiện doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm
Đại diện của Lạc Việt và Liên minh phần mềm BSA tại cuộc họp báo hôm 18-12. Ảnh: Hà Vân

(TBKTSG Online) – Lạc Việt và Microsoft hôm 18-12 cho biết họ đã gửi đơn kiện Công ty TNHH quốc tế Gold Long John Đồng Nai tới Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai vì đã có hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp thuộc quyền sở hữu của hai công ty phần mềm này.

>>>BSA: Phần mềm có bản quyền giúp tăng hiệu quả đầu tư

>>>Vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm

Gold Long John Đồng Nai là công ty 100% vốn đầu tư của Đài Loan chuyên sản xuất vải để làm đế giày cho các hảng Nike, Adidas, Converse…có trụ sở khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Vào ngày 16-6 năm nay, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục phòng chống tội phạm (Bộ Công An) đã thanh tra đột xuất công ty này và phát hiện họ đã cài đặt các phần mềm không có bản quyền của Lạc Việt và Microsoft như phần mềm từ điển Lạc Việt, hệ điều hành Windows XP… trên 69 máy tính phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.

Ước tính số phần mềm bất hợp pháp trên có giá trị gần 1 tỉ đồng (45.000 đô la Mỹ). Tại cuộc thanh tra, công ty này đã xác nhận vi phạm bản quyền phần mềm nhưng không khắc phục hậu quả suốt từ thời điểm đó đến nay.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18-12 tại TPHCM do Liên minh phần mềm BSA, Lạc Việt và Microsoft tổ chức, ông Hà Thân, Tổng giám đốc Lạc Việt, cho hay Lạc Việt và Microsoft đã nhiều lần đàm phán với Gold Long John Đồng Nai nhưng công ty này tỏ ra bất hợp tác và tiếp tục vi phạm bản quyền phần mềm của họ. Do đó, họ đã gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai để được đền bù thiệt hại và án phí. Ngoài đền bù thiệt hại, nguyên đơn là Lạc Việt và Microsoft cũng yêu cầu phía Gold Long John Đồng Nai xin lỗi hai công ty phần mềm này trên các phương tiên thông tin đại chúng.

“Mục đích chính của vụ khởi kiện này không phải là số tiền đền bù thiệt hại mà chúng tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm tràn lan hiện nay. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải có ý thức tôn trọng bản quyền hơn”, bà Rebecca Ho, Giám đốc sở hữu trí tuệ của Microsoft khu vực Đông Nam Á nói.

Cũng theo ông Thân, phần mềm từ điển Lạc Việt của công ty ông đã bị vi phạm bản quyền nhiều nhất ở Việt Nam. Lạc Việt ước tính bị thiệt hại khoảng 50 triệu đô la Mỹ vì nạn ăn cắp bản quyền đối với phần mềm này kể từ năm 1995 tới nay, thời điểm mà phần mềm này được phát hành.

Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền phần mềm khu vực châu Á Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm BSA, cho rằng ở các nước trong khu vực, việc đưa các vụ vi phạm bản quyền phần mềm ra toà là một kênh chống vi phạm bản quyền hữu hiệu và Việt Nam cũng nên đẩy mạnh kênh này chứ không nên hô hào và tuyên truyền suông nữa.

Cũng theo BSA, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam còn rất cao so với khu vực. Cụ thể, tỷ lệ này giảm từ 92% từ năm 2004 còn 81% vào năm 2011 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của khu vực là 60%.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới