Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lại sốt giá nhà đất Hà Nội

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lại sốt giá nhà đất Hà Nội

Thoa Nguyễn

Một khu dân cư mới đang được xây dựng ở Hà Nội. Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG Online) – Theo đánh giá của Chính phủ trong báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thị trường bất động sản, so với cuối năm 2009, giá đất tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội đã bị đẩy lên cao từ 30% đến 40%.

Giá đất quanh Hà Nội tăng mạnh

Điều đáng nói là sự tăng giá đất và tăng lượng giao dịch đều chủ yếu là do mua đi bán lại giữa các nhà đầu cơ với nhau, có những mảnh đất trong một thời gian ngắn đã được mua bán nhiều lần. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ nhận định, giá cả và giao dịch tăng liên tục theo từng tháng. đặc biệt phân khúc đất nền khu vực phía Tây thành phố là nơi tăng giá mạnh nhất.

Đất nền khu vực phía Đông thành phố tăng 30% so với cuối năm 2009. Nhờ một số công trình cầu qua sông Hồng đã được hoàn thành, giao thông đi
lại thuận tiện nên giá đất ở huyện Gia Lâm tăng cao, đất nền tại khu vực Sài Đồng, Việt Hưng dao động trong mức giá 35-40 triệu đồng/m2.

Tại phía Tây thành phố Hà Nội, nhiều dự án hạ tầng cơ sở, giao thông và một số dự án kinh tế – xã hội quan trọng cấp quốc gia đang được triển khai xây dựng. Các dự án phát triển nhà ở trong khu vực nội thành Hà Nội cũng đã được bán hết. Hai yếu tố đó khiến tình hình mua bán đất nền ở khu vực này sôi động và giá cả tăng lên từng ngày.

Giao dịch nhiều, thuế thu được ít.

Ở các vùng chưa có quy hoạch ở phía Tây, tình hình mua bán đất thổ cư, đất giãn dân dọc các tỉnh lộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng gia tăng. Lượng giao dịch có đăng ký tại các tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh.

Huyện Thạch Thất có 1.284 hồ sơ giao dịch chủ yếu ở các xã Bình Yên,
Đông Trúc, Tân Xã, Hạ Bằng và Tiến Xuân. Huyện Ba Vì có 425 hồ sơ tập
trung chủ yếu ở Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh. Huyện Quốc Oai có 348 hồ sơ,
huyện Thường Tín có 468 hồ sơ, và con số đó ở huyện Mê Linh là 450. Đất
thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại Thạch Thất, Quốc Oai được chào
hồi đầu tháng 5 với giá 8-12 triệu đồng. Đất vườn, trồng cây lâu năm
được chào 400- 800 triệu một sào tùy vị trí.

Tuy nhiên, phân tích cho thấy, biến động về lượng giao dịch và giá cả không đồng đều giữa các khu vực. Phía Tây tăng đều đặn từ trước khi có quyết định sáp nhập Thủ đô, còn các khu vực phía Bắc, Nam và Đông chỉ tăng từ đầu quý I năm 2010. Đất thổ cư tại các địa điểm xem xét quy hoạch cũng tăng nhanh.

tuy giao dịch sôi động, số thuế thu được từ chuyển nhượng bất động sản khu vực ngoại thành không cao. Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2010, số thuế thu được tại bốn huyện Quốc Oai, Thường Tín, Ba Vì, Thạch Thất chỉ là 7,655 tỉ đồng.

Đầu cơ, kích giá gây cơn sốt.

Theo đánh giá của Chính phủ, thị trường BĐS Hà Nội trong một vài năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân.

Nhu cầu về nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, dịch vụ thương mại, công trình văn phòng, khách sạn tại Hà Nội rất lớn trong khi nguồn cung của thị trường không đủ đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở. Trong khoảng hai năm trở lại đây có ít khu đô thị mới quy mô lớn được triển khai do quy hoạch Thủ đô chưa hoàn chỉnh, một số dự án chậm thực hiện do vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Cung không đủ cầu dẫn đến giá bất động sản tăng.

Thêm vào đó, đầu tư vào bất động sản vẫn được cho là kênh đầu tư an toàn, có lợi nhuận cao, trong khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng… bị hạn chế hoặc không ổn định nên người dân dồn tiền để đầu tư vào BĐS.

Các công trình giao thông lớn xung quanh Thủ đô, kết nối trung tâm thành phố với các vùng xung quanh đã và đang được triển khai mạnh mẽ, thuận lợi cho việc đi lại, từ đó cũng góp phần để thị trường BĐS tại các khu vực xa trung tâm sôi động hơn.

Đặc biệt là việc đầu cơ, kích giá, “làm giá” ảo của giới đầu cơ, cộng với tâm lý mua bán theo “tin đồn”, “tâm lý đám đông” của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân.

Pháp luật về đất đai cho phép đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất vườn có một phần đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tham gia thị trường BĐS, được chuyển nhượng, nhưng điều kiện chuyển nhượng lại chưa được quy định chặt chẽ làm cho các loại đất này được chuyển nhượng một cách dễ dàng, số lượng giao dịch nhiều hơn các loại đất nông nghiệp khác và gây khó khăn cho công tác quản lý.

– Tại các dự án khu vực quận Hà Đông giá chuyển nhượng vào đầu tháng 5
tăng trung bình 40% so với cuối năm 2009. Các dự án dọc đường Lê Trọng
Tấn kéo dài hiện chào bán trên thị trường tự do từ 40-60 triệu đồng/m2.
Đất nền dự án Văn Khê, Mỗ Lao được chào bán với 60-70 triệu đồng/m2;
khu vực An Khánh, Hoài Đức từ 35 – 40 triệu đồng m2, khu vực Quốc Oai
20-30 triệu đồng. Riêng căn hộ chung cư không biến động nhiều, giá cả ổn
định ở mức cao. Một số dự án ở vị trí đẹp, tiến độ thi công nhanh, giá
cả có chiều hướng tăng.- Đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại Thạch Thất, Quốc Oai được
chào bán hồi đầu tháng 5 với giá 8-12 triệu đồng/m2. Đất vườn, trồng cây
lâu năm được chào 400- 800 triệu một sào tùy vị trí. Tại các xã Kim
Sơn, Cổ Bi, Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm đất thổ cư được chào bán với giá
trung bình từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi mét vuông. Tại khu vực
phía Nam như Ngọc Hồi – Thường Tín, giá dao động 15-20 triệu đồng mỗi
mét vuông.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới