Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Làm gì để hạn chế ngạt khói và khí độc khi xảy ra cháy?

Minh Dũng - Minh Thảo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khi xảy ra hỏa hoạn, thông thường sẽ hình thành hai vùng cơ bản là vùng không gian sát trần nhà bao gồm khói và khí độc và vùng không gian phía dưới sát sàn nhà là không khí ít khí độc hơn. Khí độc bay lên trên nên nạn nhân trong đám cháy tuyệt đối không vội vã chạy hay di chuyển trong tư thế đứng, sẽ hít rất nhanh các khí độc và rơi vào hôn mê.

Vừa qua, một vụ cháy lớn đã cướp đi mạng sống của 32 người và nhiều người bị thương tại quán karaoke tại phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đây không phải lần đầu tiên hỏa hoạn gây ra thiệt hại lớn về cả người và của.

Theo các chuyên gia, trong các vụ hỏa hoạn, nếu không kịp chạy thoát theo lối thoát hiểm hoặc không đủ thời gian di tản, nạn nhân dễ đối mặt với nguy cơ hôn mê vì ngạt khí. Thậm chí, nhiều người có thể tử vong vì ngạt khí trước khi chết bỏng. Vì vậy, trong thời gian chờ cứu hộ, các nạn nhân cần làm mọi cách để kéo dài thời gian tồn tại.

Chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khoẻ đã có buổi trao đổi với ông Đỗ Sơn, Trung tâm huấn luyện Sơ cấp cứu và phòng chống thảm hoạ TPHCM, hướng dẫn những kỹ năng cần thiết giúp hạn chế tình trạng bị ngạt khói trong khi chờ lực lượng cứu hộ và cứu nạn. Ông Sơn cũng đưa ra các dấu hiệu nhận biết khi bị tổn thương do ngạt khí và cách sơ cứu đúng cách để hạn chế nguy cơ tử vong.

Bên cạnh các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, thông tin về quy định các trường hợp bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng; vụ biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy để làm đẹp… là những nội dung nổi bật sẽ có trong phần điểm tin của Bản tin 360 độ sống khoẻ ngày 13-9.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới