Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lạm phát châu Á vẫn căng dù giá thực phẩm và nhiên liệu giảm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lạm phát châu Á vẫn căng dù giá thực phẩm và nhiên liệu giảm

Thế Hiệp

Lạm phát châu Á vẫn căng dù giá thực phẩm và nhiên liệu giảm
Lạm phát châu Á vẫn căng thẳng dù giá thực phẩm và nhiên liệu giảm. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Bất kỳ ai kỳ vọng giá hàng hóa giảm tại châu Á sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển tại các nước này, đồng thời kéo nền kinh tế toàn cầu khỏi vùng nguy hiểm sẽ phải thất vọng vì mức lạm phát tại khu vực sẽ vẫn giữ nguyên không đổi.

Giá các mặt hàng từ dầu thô đến lương thực như bắp giảm nhẹ trong quí 3-2011. Các nước châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc đều nhận thấy người tiêu dùng đã hứng chịu giá cả tăng trong nửa đầu năm nay, và việc giá tiêu dùng giảm chỉ xoa dịu được đôi chút lo lắng của các nền kinh tế đã trải qua những năm đầy biến động.

Người đứng đầu cơ quan nghiên cứu thị trường của ngân hàng Credit Suisse, ông Ric Deverell, cho biết: “Người ta đang lo lắng về lạm phát hơn là quan tâm đến tăng trưởng. Và lạm phát thì vẫn không giảm cho đến giờ”.

Giá dầu thô và thực phẩm đã ảnh hưởng đến mức lạm phát của nhiều nước trong khu vực. Giá dầu thô Brent thậm chí vẫn tăng thêm 7% trong năm nay, trong khi giá bắp ở mức trung bình 6,47 đô la Mỹ/giạ so với mức 5 đô la Mỹ/giạ trong năm 2010.

Giá nhiên liệu giảm tác động nhỏ đến nền kinh tế

Đối với các nuớc châu Á, việc giá dầu giảm 8,6% trong quí này chỉ tác động nhỏ đến kinh tế do giá năng lượng đã được trợ cấp hay được điểu khiển bởi chính phủ. Việc giảm giá xăng dầu có thể hạn chế thâm hụt ngân sách hay tăng thêm thặng dư nhưng sẽ không giúp tiết kiệm hơn.

Tại Trung Quốc, nước đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu dầu, việc giá dầu thô thế giới đi xuống không tác động nhiều đến giá dầu trong nuớc khi được ghi nhận vẫn còn ở mức cao kỷ lục. Trước mùa đông đang tới, chính phủ Trung Quốc vẫn sẽ giữ giá bán lẻ xăng dầu ở mức cao để đảm bảo các nhà máy lọc dầu vẫn sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu.

Áp lực lạm phát không giảm

Cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đang cho thấy mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, lớn hơn sáu lần so với mức tăng trưởng của Mỹ, dù mức độ mở rộng đang dần chậm lại. Nhu cầu tiêu dùng trong nước chính là chìa khóa then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì xuất khẩu ra thế giới. Cả hai nước đông dân nhất thế giới này với hơn một tỉ người ở mỗi nước hiện ngày càng có nhiều người ở tầng lớp trung lưu luôn sẵn sàng và hào phóng chi tiêu.

Giám đốc kinh tế của tập đoàn HIS Global Insight, ông Rajiv Biwas, nói: “Thu nhập tăng đồng thời với mức tăng dân số tại các nước châu Á đang phát triển chi phối nhu cầu hàng hóa nông nghiệp và thay đổi thói quen ăn uống sẽ tiếp tục làm tăng thêm áp lực lạm phát”.

Xuất khẩu từ Trung Quốc, nơi đuợc xem là nhà máy của thế giới, vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đang đuợc chi phối bởi tiêu thụ và đầu tư trong nước là chính.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, đã ra quyết định tăng thuế xuất khẩu dầu cọ để ủng hộ nền công nghiệp tinh chế dầu trong nước. Nước này cũng mong đợi thị trường nhiên liệu sinh học trong nuớc sẽ giúp cân bằng nền kinh tế khi xuất khẩu gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế thế giới đi xuống như hiện nay.

Các nước châu Á tăng cường giao thương với nhau hơn là với Mỹ và châu Âu. Nhà kinh tế cao cấp của World Bank, ông Ulrich Bartsch, phân tích: “Việc phát triển thương mại trong khu vực nghĩa là các nước châu Á ngày càng ít phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu so với ba năm trước đây. Trung Quốc hiện là đối tác thuơng mại lớn nhất của Ấn Độ. Châu Á đang trên đà hình thành một cực tăng trưởng riêng”.

(Theo Economic Times)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới