Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lạm phát và lãi suất của Việt Nam vẫn ở “đỉnh”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lạm phát và lãi suất của Việt Nam vẫn ở “đỉnh”

Tư Giang

Lạm phát và lãi suất của Việt Nam vẫn ở “đỉnh”
Các doanh nghiệp Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn do phải gánh chịu lạm phát và lãi suất cao trong thời gian dài. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – Lạm phát và lãi suất ở Việt Nam vẫn ở mức “đỉnh” so với nhiều quốc gia sau thời gian dài bất ổn kinh tế vĩ mô, làm các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh, một báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương nhận định.

Báo cáo cho biết, trong 14 năm qua tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc bình quân là 2,32%/năm, của Thái Lan là 2,60%/năm trong khi tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam là 7,9%/năm.

Mặc dù có những biến động trong năm 2008 nhưng cả Trung Quốc và Thái Lan đã nhanh chóng điều chỉnh lạm phát về mức thấp trung bình quanh 2% trong hai năm gần đây. Năm 2014, CPI của Việt Nam chỉ tăng 1,84% tương đương với Thái Lan và Trung Quốc.

Vì lẽ đó, báo cáo khẳng định, trong những năm tới, kiềm chế lạm phát vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Mặt khác, lãi suất ngân hàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua luôn ở mức cao vào loại bậc nhất thế giới. Trong khi ở Trung Quốc và Thái Lan suốt 10 năm qua luôn có mức lãi suất trung bình từ 2 – 4%/năm thì Việt Nam lại có mức lãi suất trên 10%/năm.

Mặc dù tình hình đã được cải thiện kể từ năm 2013 đến 2015 với lãi suất cho vay hiện nay (tháng 5 năm 2015) đã giảm xuống còn khoảng 8,5% – 9,5%/năm, mức lãi suất này vẫn rất cao so với Trung Quốc và Thái Lan.

Báo cáo nhận định: sự chênh lệch về lãi suất sẽ là cản trở lớn cho việc duy trì một tỷ giá ổn định trong điều kiện tự do hóa về tài chính.

Trong thời gian tới, việc ổn định tiền tệ của Việt Nam đòi hỏi một cách tiếp cận đồng bộ với phương châm giảm lãi suất tín dụng, kiềm chế lạm phát và giữ ổn định tỷ giá.

Ổn định tài khoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định tiền tệ. Một nền tài chính vĩ mô minh bạch và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu, các khoản chi tiêu và nợ công, cân đối được thu chi trong giới hạn cho phép là điều kiện để thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ một cách có hiệu quả.

Các quyết định về tài khóa cần được hoạch định trước (mang tính chủ động, có thể dự báo được) chứ không phải là giải pháp tình thế, chữa cháy. Sự ổn định và phát triển của các thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh dài hạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới