Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Làm rõ 5 chức năng đại diện của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Làm rõ 5 chức năng đại diện của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN

Lan Nhi

 

Làm rõ 5 chức năng đại diện của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN
Sau khi Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ra đời, vốn tại các tập đoàn như VNPT, TKV, PVN sẽ chuyển về cơ quan này quản lý, thay vì các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương như hiện nay. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Tuy thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nhưng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu bộ phải làm rõ 5 chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

Ủy ban đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất dự thảo và thuyết trình nhiều lần về việc đây là cơ quan cần thiết để tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ra khỏi các bộ, ủy ban nhân dân tỉnh thành; nhằm giúp các bộ tập trung xây dựng chính sách pháp luật. Tuy nhiên, Bộ Tài chính, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nhiều lần tỏ ý phản đối việc thành lập ủy ban này vì cho rằng chỉ tạo thêm cơ quan hành chính, còn thực chất không thay đổi được nhiều cung cách quản lý.

Tại cuộc họp về vấn đề này hôm 7-12, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rằng đề án thành lập cơ quan mới phải rất chi tiết. Cụ thể, cần thể hiện rõ sự cần thiết đến mức nào, nhất là lưu ý tới việc dự báo cho giai đoạn sau năm 2020 khi số lượng DNNN sẽ giảm đi, chỉ còn tập trung vào những lĩnh vực then chốt thay vì dàn trải như hiện nay. Đặc biệt, 5 chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được quy định trong Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất-kinh doanh tại doanh nghiệp sẽ được ủy ban này vận dụng trong công tác quản lý, điều hành ra sao càng cần phải làm rõ.

Đặc biệt, cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp không được quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp mà không đúng thẩm quyền, trình tự; can thiệp không đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn vào hoạt động quản lý, sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hay giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…

Ông Huệ cũng yêu cầu các bộ phải làm rõ cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy và tài chính của cơ quan đại diện ngay từ đề án; đồng thời rà soát, bãi bỏ các văn bản quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước không còn phù hợp.

Đề án này sẽ còn tiếp tục được rà soát, hoàn thiện trình Chính phủ trước khi trình lên Bộ Chính trị thảo luận, cho ý kiến.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới