Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Làm sao mua vé về quê ăn Tết?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Làm sao mua vé về quê ăn Tết?

TBKTSG Online

Làm sao mua vé về quê ăn Tết?
Chen nhau mua vé xe khách tại Bến xe miền Đông, TPHCM. Ảnh Anh Quân.

(TBKTSG Online) – Đến hẹn lại lên, khi không khí chào đón lễ Giáng sinh bắt đầu rạo rực cũng là lúc hàng trăm ngàn người dân tạm cư ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM lại lên kế hoạch về quê ăn Tết. Và cũng như bao nhiêu năm trước, đây là thời điểm các hãng vận tải hành khách lại bắt đầu tính toán nâng giá vé, giá cước và thiết lập mặt bằng giá mới cho năm tới.

Vé tăng giá và khan hiếm

Năm nay theo thông tin ghi nhận được tại TPHCM, giá vé xe khách từ bến xe miền Đông đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc trong những ngày cận Tết Nguyên đán sẽ tăng khoảng 20-60% so với ngày thường; giá vé tàu lửa đi từ ga Sài Gòn cũng tăng từ 3-5% so với giá vé Tết năm ngoái.

Còn các hãng hàng không thì ngày từ ngày 15-10-2012 đã bắt đầu thu thêm 50.000 đồng mỗi hành khách mỗi chặng bay hoặc tăng giá vé trong biên độ cho phép (dưới 5%); giá vé máy bay một chiều từ TPHCM đi Hà Nội của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hiện nay chẳng hạn vào khoảng 2,67 triệu đồng, chưa tính thuế VAT và phí sân bay 44.000 đồng/người, sát mức trần 2,72 triệu đồng/người/chặng mà Nhà nước quy định.

Các hãng VietJet Air, Air Mekong, Jetstar Pacific hiện cũng đã bán vé đi trong dịp Tết, giá dao động trong mức 5,8 – 6,4 triệu đồng/vé khứ hồi TPHCM-Hà Nội. Theo phân tích của giới kinh tế, hiện các hãng hàng không mới chỉ tăng giá nhỏ giọt từng đợt để thăm dò thị trường và theo dõi các chính sách mới của Nhà nước về thuế nhập khẩu nhiên liệu, tỷ giá hối đoái v.v… để có biểu giá phù hợp, không loại trừ các hãng sẽ đồng loạt tăng giá mạnh vào dịp cận Tết.

Không chỉ giá vé cao hơn ngày thường như trình bày trên, việc mua được vé tàu, vé xe, vé máy bay để về quê ăn Tết với người thân còn là “cơn ác mộng” của những người ly hương. Tình trạng hàng ngàn người xếp hàng la liệt thâu đêm suốt sáng vạ vật ở nhà ga, bị “cò vé” lừa, hoặc bị buộc phải mua vé máy bay “hạng thương nhân” cao gấp đôi giá vé hạng phổ thông… năm nào cũng diễn ra mà gần như không khắc phục được.

Vì sao và thế nào?

Cũng như mọi lần, để biện minh cho việc tăng giá vé và nạn khan hiếm vé vào những thời “cao điểm” đi lại của người dân, các nhà vận tải đều đổ cho thói quen đi lại trong dịp Tết của người dân: trước Tết thì làn sóng người từ các thành phố lớn đổ ra, ví dụ từ TPHCM ra miền Trung và miền Bắc; những ngày đầu sau Tết thì dòng người lại di chuyển theo chiều ngược lại: đổ xô vào các thành phố để đi làm ăn.

Theo ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc bến xe miền Đông, vào dịp tết các xe thường chạy một chiều không có khách nên phải tăng giá vé để bù đắp chi phí. Biểu giá vé của các hãng hàng không cũng cho thấy điều đó: tại cùng một thời điểm, như trước Tết chẳng hạn, giá vé máy bay từ TPHCM ra Đà Nẵng cao hơn nhiều lần so với chiều ngược lại, và sang thời điểm sau Tết xu thế này lại đảo ngược.

Lập luận của các nhà vận tải là không sai. Nhưng hiện tượng “một chiều” này không phải là đột xuất mà diễn ra thường xuyên theo chu kỳ, mỗi năm một vài đợt trùng vào các ngày lễ lớn, các dịp nghỉ dài ngày. Điều đó có nghĩa là, nếu thực tâm, ngành vận tải hoàn toàn có thể chủ động giải quyết được, có thể đưa ra các giải pháp vừa bảo đảm hoạt động kinh doanh vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường và tránh những nỗi khổ không đáng có của người dân.

Anh/Chị có kiến giải gì cho tình trạng này, xin mời đóng góp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới