Làng nghề nón lá trăm tuổi ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngọc Hùng
(TBKTSG Online) – Làng nghề chằm nón Quy Hậu ở quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có gần 100 năm tuổi và trong từng ấy năm tồn tại, đây là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ngoài hạt lúa.
Theo cuốn lịch sử Đảng bộ xã Liên Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, nghề làm nón Quy Hậu ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, như vậy, làng nghề đã tồn tại khoảng 100 năm. Thời đó, có hai ông làm nghề thợ may đã rủ nhau ra thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch làm nghề may thuê. Song, ở đây có nghề làm nón, vì thế, trong quá trình làm việc, hai ông học được cách làm nón lá, sau đó, về truyền lại cho người trong làng. Làng nghề nón Quy Hậu được hình thành từ đó cho đến ngày nay.
![]() |
Những chiếc nón lá được đại lý mua trong ngày đem phơi để tránh bị mốc trước khi đóng gói xuất đi các tỉnh. |
Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nghề làm nón chỉ còn là công việc của những người già, phụ nữ, còn thanh niên đa phần vào Nam làm việc tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai hay TPHCM.
![]() |
Gần như người dân nào trong làng đều có thể làm được nón. Hiểu nôm na là nghề này tương tự như kỹ năng đi xe đạp, là nếu đã làm được thì dù đi xa làng nhiều năm nhưng vẫn có thể làm lại bình thường. |
![]() |
Một cái nón được bắt đầu ở công đoạn ra vành. Nguyên liệu là lồ ô được trồng ở hai bên bờ sống Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy. |
![]() |
Tiếp đến là công đoạn vót vành. Trong ảnh, một cụ ông 77 tuổi đang vót vành. Tính ra, cụ đã làm nghề này cũng hơn nữa thế kỷ. |
![]() |
Hiện ở làng có hai loại nón khác nhau, một làm nón lá – một loại lá thu hái trên rừng, sau đó, qua công đoạn phơi, ủi – như trong hình trước khi làm. Một loại nón khác là làm từ lá dừa nước được các đại lý mua từ ĐBSCL đưa ra. Thường các mệ – cách gọi khác của từ bà, các chị tập trung ở một nhà nào đó để làm và tám chuyện trong làng, ngoài làng với nhau. |
![]() |
Giá một chiếc nón loại thường hiện đang được đại lý này mua với giá 18.000 đồng. Có nhiều loại nón khác nhau nên giá bán cũng khác nhau tùy theo chất lượng đường chằm mà giá có thể được bán 50.000 đồng, loại đẹp nhất có giá trên100.000 đồng. Trung bình mỗi người có thể làm 4-5 cái nón có giá thấp, còn giá cao thường ngày chỉ có 1-2 cái vì cần nhiều thời gian để chằm hơn. |