Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lãnh đạo doanh nghiệp giải bài toán nhân sự hậu giãn cách ra sao?

V.D

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Dịch bệnh Covid-19 đã khiến thị trường lao động ở nước ta có nhiều biến động, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực khi số lao động mất việc làm, giảm thu nhập ngày càng tăng. Bài toán khôi phục kinh tế của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện nguồn nhân lực hậu giãn cách. Vậy làm thế nào để các lãnh đạo doanh nghiệp giải bài toán một cách tối ưu?

Hầu hết các doanh nghiệp, người lao động đều, đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Cụ thể, từ ngày 1 đến ngày 5-8-2021, trong một khảo sát nhanh với hơn 69.000 người lao động của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), có đến 42.754 người (62%) đã mất việc làm vì Covid-19. Trong số này, một nửa mất việc trong 1-3 tháng, 25% mất việc dưới 1 tháng và 15% đã không còn việc hơn nửa năm.

Các diễn giả tại Hội thảo “Các thế hệ lãnh đạo ứng biến thế nào sau làn sóng Covid thứ tư?”

Tại TPHCM và một số tỉnh phía nam, những nhà máy tổ chức sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ” năng suất hoạt động giảm mạnh, chỉ duy trì từ 50% trở xuống do nhiều lao động rời bỏ phân xưởng, nhà máy,… để về quê.

Theo các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề, thiếu hụt nguồn nhân lực là vấn đề hiện hữu đối với các doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Để người lao động trở lại thành phố làm việc trong thời điểm này không dễ. Ngoài chuyện vướng mắc các quy định phòng dịch, về quê chưa được tiêm vaccine và cũng chỉ vài tháng nữa hết năm nên lực lượng lao động không mặn mà trở lại.

Đây là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi họ chưa có phương án thật sự tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện mới của nền kinh tế. Doanh nghiệp hiện tại vẫn đang tận dụng lực lượng lao động “3 tại chỗ” trong thời gian qua, tuy nhiên không ít trong đó tâm lý cũng chán nản. Khi mở cửa trở lại ngoài việc khó tuyển người mới doanh nghiệp cũng đối diện với nguy cơ mất lao động cũ. Trong khi đó, chi phí chống dịch đã chi rất nhiều, dòng tiền dự trữ của doanh nghiệp đang ngày càng mỏng đi.

Có thể thấy, tuy đã “đụng mặt” Covid-19 tới 4 lần, doanh nghiệp đã dần thích nghi để duy trì kinh doanh. Nhưng khi sống chung với dịch bệnh, càng đòi hỏi các nhà quản lý phải có những giải pháp đồng bộ mạnh mẽ hơn để duy trì hoạt động một cách bền vững hơn.

Đứng trước thách thức này, Le & Associates phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Saigon Times Club tổ chức Hội thảo trực tuyến “Các thế hệ lãnh đạo ứng biến thế nào sau làn sóng Covid thứ tư?” vào lúc 9h-11h30 ngày 12-10 tới đây. Hội thảo nhằm giúp các nhà quản lý nhân sự, CEO trong thời gian nhanh nhất có thể hiểu và ứng dụng hiệu quả công nghệ vào nhân sự nhằm cải thiện trải nghiệm làm việc cho nhân viên, tối ưu hiệu suất đầu tư cho doanh nghiệp.

Với sự tham gia chia sẻ của các lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp lớn như ABC Bakery, De Heus, FrieslandCampina, Masan, Nhựa Duy Tân, P&G, Searefico… hội thảo là diễn đàn để lãnh đạo kỳ cựu và kế nhiệm chia sẻ kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng. Qua đó duy trì sản xuất kinh doanh, cùng thảo luận xu hướng mới, đề cao vai trò tích cực chủ động của người làm nghề nhân sự trong thành bại của doanh nghiệp.

Kính mời quý độc giả đăng ký tham dự Hội thảo trực tuyến “Các lãnh đạo thế hệ ứng biến như thế nào với làn sóng Covid thứ 4?” thuộc chuỗi sự kiện “Chìa khóa trường thịnh – Lãnh đạo kế thừa” được tổ chức lúc 9.00g ngày 12-10-2021 TẠI ĐÂY.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới