Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lao động ĐBSCL bị chê tay nghề yếu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lao động ĐBSCL bị chê tay nghề yếu

Trung Chánh

Lao động ĐBSCL bị chê tay nghề yếu
Tay nghề của lao động ở ĐBSCL còn rất hạn chế. Trong ảnh là công nhân đang làm việc tại một doanh nghiệp chế biến dừa ở ĐBSCL -Ảnh minh họa: Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Số lượng lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tuyển dụng làm việc tại nước ngoài vốn đã thấp so với bình quân cả nước, nay lại ngày càng sụt giảm do yếu tay nghề, theo bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Phát biểu tại hội nghị “Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về lao động, việc làm và dạy nghề vùng ĐBSCL,” tổ chức hôm nay (5-12) tại Cần Thơ, bà Bộ trưởng cho biết chất lượng lao động của ĐBSCL còn thấp cả về trình độ học vấn lẫn chuyên môn.

Theo điều tra lao động việc làm của Tổng cục Khống kê, tính đến hết tháng 6-2014, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của lực lượng lao động trong vùng thấp hơn các vùng khác 10,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng chỉ chiếm 9,2% trên tổng số lao động.

Theo bà Chuyền, một phần nguyên nhân của vấn đề trên do trình độ của đội ngũ giáo viên, nhất là ở các cơ sở dạy nghề còn hạn chế; cách thức giảng dạy, đào tạo của nhiều trường, cơ sở dạy nghề chưa bắt kịp tốc độ phát triển và đòi hỏi của thị trường.

Trước thực trạng này, bà Chuyền yêu cầu ngoài nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, cải tiến cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy,… thì việc đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tế của địa phương và khu vực, gắn với đòi hỏi của thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, “chứ không phải mình chỉ lo đào tạo những gì mình đang có,” bà nhấn mạnh.

Còn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), cho biết số lao động ĐBSCL được đưa đi làm việc ở nước ngoài thời gian gần đây đã giảm đi rất rõ so với những năm trước đó.

Cụ thể, nếu như giai đoạn 2006-2008, số lao động đi làm việc ở nước ngoài của ĐBSCL đạt 5.200 người/năm, thì giai đoạn 2011-2014 giảm xuống chỉ còn 2.000 người/năm. “Còn nếu so với cả nước, số lao động đi làm việc ở nước ngoài của ĐBSCL chỉ chiếm 2,8%, tức chỉ đạt 2.000 người/năm so với mức bình quân cả nước là 88.500 người/năm”, ông Quỳnh cho biết.

Ông Quỳnh cũng nêu lên nhiều lý do để giải thích cho việc lao động đi làm việc nước ngoài ở ĐBSCL còn rất thấp, chẳng hạn nhận thức về lợi ích của xuất khẩu lao động ở nhiều địa phương ĐBSCL còn hạn chế. Ngoài ra, theo ông Quỳnh, người dân trong khu vực còn nghèo, nhiều người có nhu cầu đi lao động nước ngoài nhưng không có đủ chi phí, trong khi đó, nguồn vốn vay từ ngân sách trung ương chỉ tập trung cho một số đối tượng nhất định.

Hơn nữa, nhiều người lao động không muốn đi làm việc xa. “Đặc biệt, tình trạng một số tổ chức, cá nhân lừa đảo xuất khẩu lao động cũng khiến người có nhu cầu nghi ngại, dẫn đến tâm lý không dám đi lao động ở nước ngoài,” ông Quỳnh cho biết.

Tuy nhiên, tình hình tạo việc làm tại chỗ vẫn tương đối ổn định. Ông Tào Bằng Huy, Phó cục trưởng Cục việc làm (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội), cho biết tính đến hết tháng 6-2014, số lao động đã có việc làm ở ĐBSCL đạt 10,2 triệu người, tăng khoảng 133.000 người so với năm 2013.

Số người được giải quyết việc làm mới của ĐBSCL giai đoạn 2011-2014 là 1,58 triệu người.

Mời đọc thêm:

>>> Năng suất lao động của VN: cần cái nhìn toàn diện hơn

>>> Nâng nội lực, hút vốn FDI vào ĐBSCL

>>> Liên kết vùng ĐBSCL đang chờ “nhạc trưởng”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới