Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lao động hồi hương hậu Covid: Tận dụng ngay nguồn lực chất lượng cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lao động hồi hương hậu Covid: Tận dụng ngay nguồn lực chất lượng cao

Ngọ Duy Hiểu (*) – Lê Anh Xuân

(TBKTSG Online) – Lực lượng lao động hồi hương hậu Covid-19 (cả tạm thời và lâu dài) dự kiến tăng cao chắc chắn sẽ tạo áp lực không nhỏ cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cả về vấn đề lao động, an sinh xã hội và an ninh trật tự.

Lao động mất việc do Covid-19 ở TPHCM được trợ cấp 1 triệu đồng mỗi tháng

Lao động điêu đứng trong cơn lốc dịch bệnh

Lao động hồi hương hậu Covid: Tận dụng ngay nguồn lực chất lượng cao
Doanh nghiệp và người lao động cần phải có sự kết nối thông qua các cơ quan chức năng. Ảnh minh họa Thành Hoa.

Theo bản báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 26-3 vừa qua, Việt Nam có 560.000 người lao động đang làm việc tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.

Trong quí 1 năm nay, số người lao động về nước là 4.929 người, chủ yếu là do hết hạn hợp đồng, từ một số thị trường chính là Nhật Bản (2.978 người), Hàn Quốc (1.255 người) và Đài Loan (633 người).

Ngoài ra, do tác động nặng nề của dịch bệnh, nhu cầu sử dụng lao động của các nước giảm nên nhiều người lao động Việt Nam ở nước ngoài quay trở về nước cũng là điều dễ hiểu. Đơn cử như ở tỉnh Lào Cai, chỉ trong ba ngày (từ ngày 20 đến 22-4), tỉnh này đã đón tới 500 người lao động từ Trung Quốc trở về do không có việc làm. Cơ quan chức năng tỉnh này dự đoán, trong những ngày tới số người lao động trở về tỉnh này theo dự kiến lên đến 2.900(1).

Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp trong nước tăng cao, riêng trong quí 1 năm nay lên tới 1,1 triệu người, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cộng với số lượng lao động hồi hương, điều này chắc chắn sẽ tạo áp lực thực sự cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Hai nhóm lao động hồi hương

Đi sâu xem xét đặc điểm của nhóm thứ hai, chúng ta sẽ thấy đây là một nguồn tài nguyên quan trọng. Họ là những người lao động chất lượng cao, có được kiến thức, kỹ năng, vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm từ quá trình đào tạo tại Việt Nam trước khi xuất cảnh và trong suốt thời gian lao động ở nước ngoài.

Vấn đề lớn nhất đối với họ là thông tin; hay nói đúng hơn là việc kết nối thông tin giữa người lao động và doanh nghiệp.

Trước hết, chúng ta cần phải nhận biết về đặc điểm của lao động hồi hương. Họ có thể phân làm hai nhóm chính: (i) lao động giản đơn và (ii) lao động có kỹ năng, tay nghề.

Với nhóm thứ nhất, kinh tế nông nghiệp, nông thôn là bệ đỡ quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này. Sẽ khá khó khăn để xử lý lượng lao động ở nhóm này ngoài việc tạo ra các cơ chế khuyến khích phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ mở mô hình kinh tế nhỏ, trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Vấn đề này, không ai khác ngoài chính quyền địa phương ở cấp nhỏ nhất, họ phải có ý thức trách nhiệm và chung tay vào cuộc. .

Với nhóm thứ hai và có nhiều khả năng đây là nhóm trọng yếu, chúng ta cần tập trung xử lý và khai thác, sử dụng sao cho hữu hiệu. Đi sâu xem xét đặc điểm của nhóm này, chúng ta sẽ thấy đây là một nguồn tài nguyên quan trọng, họ là những lao động chất lượng cao, họ có được kiến thức, kỹ năng, vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm từ quá trình đào tạo tại Việt Nam trước khi xuất cảnh và trong suốt thời gian lao động ở nước ngoài.

Vấn đề lớn nhất đối với họ là thông tin; hay nói đúng hơn là việc kết nối thông tin giữa người lao động và doanh nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc là các quốc gia có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam (và cũng chính là các quốc gia có số lượng người lao động Việt Nam hồi hương lớn nhất hiện nay). Theo đó, hàng ngàn dự án, doanh nghiệp của họ đang hoạt động tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp này vẫn thường “kêu” thiếu lao động kỹ thuật, có tay nghề cao. Ở một khía cạnh khác, đa số người lao động nước ngoài tại Việt Nam là các nhà quản lý, người có chuyên môn hoặc người lao động kỹ thuật, nhiều trong số họ cũng đã về nước vì dịch Covid-19.

Vậy nên, nếu chúng ta tận dụng tốt cơ hội này, nguồn nhân lực hồi hương vừa qua có thể sẽ lấp đầy chính những khoảng trống về nhân lực chất lượng cao, có tay nghề và công nhân kỹ thuật của khối FDI và kể cả các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước.

Những việc cụ thể cần làm ngay

Kết nối doanh nghiệp và lao động hồi hương là việc cần phải làm để lấp đầy khoảng trống đó. Nhưng việc cần làm ngay là thống kê và thu thập thông tin. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phải phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách và thu thập, khảo sát thông tin về lao động hồi hương (tên/tuổi/giới tính/trình độ chuyên môn/ngôn ngữ/kinh nghiệm làm việc/nguyện vọng/thông tin liên lạc).

Song song với đó, địa phương cần phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để thu thập các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn hoặc các vùng khác. Từ đó, địa phương sẽ gửi thông tin về lao động hiện có để doanh nghiệp FDI xem xét, tuyển dụng. Khi làm tốt được công việc này, chúng ta sẽ xử lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động hồi hương.

Về trung và dài hạn, thiết lập dữ liệu lao động là rất cấp thiết. Song song với đó vẫn là các cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và giải ngân vốn đầu tư công là quan trọng, mang tính chiến lược.

(*) Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

(1) https://vnexpress.net/hang-tram-lao-dong-tu-trung-quoc-tro-ve-4088287.html

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới