Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lo bị kiện chống bán phá giá, ngành gỗ đa dạng hóa thị trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lo bị kiện chống bán phá giá, ngành gỗ đa dạng hóa thị trường

Vũ Dung

(TBKTSG Online) – Mỹ vừa chính thức ra quyết định điều tra việc bán phá giá đối với gỗ dán của Việt Nam. Động thái này đang khiến các doanh nghiệp lo ngại kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Lo bị kiện chống bán phá giá, ngành gỗ đa dạng hóa thị trường
Các doanh nghiệp gỗ nội thất đang lo lắng trước quyết định chính thức điều tra mặt hàng gỗ dán. Ảnh minh hoạ: VT.

Ngày 9-6 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức ra quyết định điều tra mặt hàng gỗ dán của Việt Nam – một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh nhất trong những năm gần đây.

Quyết định điều tra được ban hành dựa trên những cáo buộc về gian lận thương mại liên quan tới mặt hàng này từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ. Động thái này có tác động trực tiếp tới ngành gỗ Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ dán nói riêng.

Dù sẽ phải mất một khoảng thời gian để Bộ Thương mại Mỹ đưa ra phán quyết cuối cùng, song ông Đỗ Xuân Lập, Tổng giám đốc, Chủ tịch Tiến Đạt Furniture, cho rằng, động thái này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp sản xuất gỗ dán nói riêng và toàn ngành gỗ nói chung. Bởi nếu Mỹ áp thuế, không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề, tác động của nó còn lan đến các hộ dân trồng rừng làm nguyên liệu sản xuất gỗ dán.

“Tác động là vô cùng lớn", ông Lập nói. “Cuối tháng 6 này, ngành gỗ sẽ có buổi họp liên quan tới gỗ dán để tìm giải pháp và sẽ thuê luật sư biện hộ”.

Theo tính toán của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam từ số liệu của Tổng cục Hải quan, có gần 400 doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán đi các nước, chủ yếu vào Mỹ. Lượng xuất khoảng 2 triệu m3, kim ngạch trên 678 triệu đô la Mỹ.

Ông Vũ Hải Bằng, Tổng giám đốc Công ty Woodland, cho rằng từ cuối tháng 3, sau khi có thông tin về việc Mỹ sẽ tiến hành điều tra gỗ dán, sản lượng xuất khẩu gỗ của Woodland sang Mỹ chỉ bằng 25% so với trước do đối tác lo ngại Việt Nam sẽ bị đánh thuế giống Trung Quốc. Việc chính thức công bố điều tra lần này, gần như các đơn hàng xuất khẩu của công ty sang Mỹ sẽ không còn.

Theo các doanh nghiệp ngành gỗ, quyết định này không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp sản xuất gỗ dán, mà cả những doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này để sản xuất sản phẩm nội thất xuất sang Mỹ.

Ông Bằng cho hay, đây không chỉ là câu chuyện của riêng ngành gỗ dán mà còn là điều kiện thuận lợi để Liên minh Tủ Nhà Bếp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam. Tủ bếp, một trong những sản phẩm xuất khẩu rất mạnh sang Mỹ thời gian qua, cũng sử dụng nguyên liệu gỗ dán.

Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), trong bốn tháng đầu năm 2020, trong khi các dòng sản phẩm nội thất văn phòng giảm 13%, nội thất phòng ngủ giảm 11% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ 2019, các mặt hàng như nội thất phòng bếp, đồ nội thất bằng gỗ khác và bộ phận đồ gỗ đều có xu hướng tăng lần lượt ở mức 58%, 4% và 22%.

“Chúng tôi và nhiều doanh nghiệp khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu tủ bếp tiếp tục nằm trong diện bị điều tra”, ông Bằng nói.

Ông Lập cho rằng, nếu Mỹ điều tra xa hơn, tác động của nó không chỉ tới vài trăm triệu đô la Mỹ gỗ dán xuất khẩu mà sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam sang Mỹ với doanh số 2-3 tỉ đô la.

Theo ông Lập, các doanh nghiệp trong ngành gỗ đang tìm mọi cách tái cấu trúc lại thị trường, tập trung hơn vào thị trường nội địa và một số thị trường xuất khẩu khác ngoài Mỹ để tránh rủi ro.

Mời đọc thêm:

Gỗ nội thất phòng bếp ào ạt sang Mỹ và nỗi lo bị kiện chống bán phá giá

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới