Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Lo nước biển dâng, Kiên Giang chi 1.484 tỉ đồng xây cống trên đê biển

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Lo nước biển dâng, Kiên Giang chi 1.484 tỉ đồng xây cống trên đê biển

Minh Duy

(TBKTSG Online) – UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án xây dựng 18 cống trên tuyến đê biển, ven biển tại tỉnh để tăng cường khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, nguồn nước và chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tổng vốn đầu tư cho 18 cống này là 1.484 tỉ đồng.

Lo nước biển dâng, Kiên Giang chi 1.484 tỉ đồng xây cống trên đê biển
Tỉnh Kiên Giang từng tiến hành đắp đập tạm bằng cừ thép Larsen IV tại đầu đê bao Đồng Hòa (Kênh 6) kênh Rạch Giá – Hà Tiên để ngăn mặn, giữ ngọt mùa khô năm 2018.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Kiên Giang, các cống này sẽ được xây dựng từ năm 2019 – 2023 tại các huyện An Minh, An Biên, Châu Thành và Kiên Lương.

Trong đó, huyện An Biên có cống Âu thuyền Xẻo Rô, cống rạch Ngã Bát, cống kênh 40, cống Mương Chùa, cống Mương Quao, cống Hai Sến, cống Chống Mỹ, cống Kênh Dài

Huyện An Minh có cống Xẻo Ngát, cống Xẻo Lá, cống Xẻo Đôi, cống Chủ Vàng, cống Mười Thân, cống Mương Trào, cống Cây Gõ, cống Tiểu Dừa; huyện Kiên Lương có cống âu thuyền T3 – Hòa Điền và huyện Châu Thành có cống âu thuyền vàm Bà Lịch.

Diện tích sử dụng đất là 114.146 m2, trong đó 15 cống trên tuyến đê biển An Biên – An Minh : 75.059 m2; cống âu thuyền vàm Bà Lịch  2.716 m2, cống âu thuyền T3 – Hòa Điền 23.638 m2.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang là chủ đầu dự án. Tổng vốn đầu tư là 1.484 tỉ đồng, trong đó có hơn 1.160 tỉ đồng là chi phí xây dựng và thiết bị, hơn 44 tỉ đồng chi cho đền bù giải tỏa và nhiều chi phí khác.

Theo quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh, việc xây dựng 18 cống này nhằm tăng cường khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, nguồn nước và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực rất rộng trên địa bàn tỉnh. Bao gồm, khoảng 99.000 héc-ta thuộc các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành và khoảng 110.000 héc-ta thuộc các huyện Kiên Lương, Giang Thành và Hòn Đất.

Một mục tiêu nữa khi phát triển dự án này là đầu tư hạ tầng kỹ thuật linh hoạt với các vùng sản xuất nông nghiệp, sẳn sàng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất, bảo vệ môi trường, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Mời đọc thêm:

Dự án Cái Lớn- Cái Bé kiểm soát nguồn nước hơn 384.000 ha bán đảo Cà Mau

Sau nhiều tranh cãi, dự án thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được phê duyệt

Biến đổi khí hậu đã cận kề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới