Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Luật chưa làm rõ thế nào là biến động giá bất thường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Luật chưa làm rõ thế nào là biến động giá bất thường

Lan Nhi

Luật chưa làm rõ thế nào là biến động giá bất thường
Luật giá chưa có quy định thế nào là điều kiện biến động bất thường- một căn cứ để Nhà nước có thể thực hiện bình ổn giá. Ảnh:TL

(TBKTSG Online)- Khi thông qua Luật giá (ngày 20-6), Quốc hội và Chính phủ còn nợ lại quy định về “biến động bất thường”. Trong khi đây là một căn cứ quan trọng để nhà nước có quyền bình ổn giá trên thị trường hay không.

Sau nhiều tranh cãi, Luật giá đã được Quốc hội thông qua với một số điều chỉnh về danh mục hàng hóa bình ổn giá và định giá. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là khi nào nhà nước có quyền can thiệp bình ổn giá vẫn chưa được làm rõ. Cụ thể, Luật giá nói rằng căn cứ bình ổn giá là danh mục các mặt hàng bình ổn có biến động bất thường, trong khi không quy định “biến động bất thường” cụ thể thế nào. Thậm chí có đại biểu Quốc hội đề nghị lượng hóa mức độ thế nào được xem là biến động bất thường.

Về vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định cụ thể trong luật về mức độ biến động giá theo tỷ lệ phần trăm (%) để làm căn cứ bình ổn giá là khó khả thi. Vì mỗi mặt hàng có mức độ biến động giá khác nhau. Do đó, nếu quy định cứng một tỷ lệ biến động giá để áp dụng chung cho mọi mặt hàng thì sẽ không hợp lý.

Còn nếu quy định cụ thể trong luật tỷ lệ biến động riêng đối với từng mặt hàng có trên thị trường thì khó có thể bao quát hết và không cần thiết; đồng thời dẫn đến phức tạp trong quản lý, điều hành. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng thừa nhận nếu không quy định cụ thể cũng không có căn cứ để xác định biến động bất thường. Do vậy, Quốc hội yêu cầu Chính phủ làm rõ căn cứ xác định mức độ “biến động bất thường” tại văn bản quy định chi tiết.

Vẫn tại Luật giá được thông qua, Nhà nước khẳng định chỉ định khung giá bán lẻ điện bình quân, không định giá bán lẻ điện cụ thể cho dù đây là lĩnh vực hiện còn độc quyền nhà nước chi phối. Lý do được Quốc hội giải thích: Việc định giá phải phù hợp với cơ chế thị trường; trong một số khâu cần có sự điều tiết của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời phải cân đối quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất, kinh doanh, nhất là trong điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển thị trường điện lực.

Vì vậy, việc quy định khung giá đối với giá bán lẻ bình quân là bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc trên và thống nhất với quy định của Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi) mà Quốc hội đang xem xét. Nó cho phép Nhà nước vẫn kiểm soát được giá bán lẻ điện thông qua quyết định khung giá bán lẻ và quyết định mức giá cụ thể đối với truyền tải, phân phối mà không để doanh nghiệp tự định giá hoàn toàn.

Luật giá sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2013.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới