Chủ Nhật, 1/10/2023, 20:09
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Luật ở trên trời, thông tư lại dưới đất

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Luật ở trên trời, thông tư lại dưới đất

Tư Hoàng

Luật ở trên trời, thông tư lại dưới đất
Ông Vũ Tiến Lộc. ảnh TL QH.

(TBKTSG Online) Hàng loạt các kiến nghị được các đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự thảo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi ngày 27/11.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói: “Tôi chưa thấy dự thảo đưa ra giải pháp hiệu quả nào để giải quyết tình trạng luật thì ở trên trời, thông tư thì dưới đất”. Vì thế, ông đề nghị bổ sung ba nguyên tắc sau đây vào dự thảo:

Thứ nhất, các loại văn bản cấp bộ, ngành trở xuống không được quy định hạn chế các quyền hoặc tăng thêm các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân so với quy định của văn bản cấp trên (tương tự như cách làm của Luật Doanh nghiệp hiện nay: không cho phép bộ, ngành, địa phương được ban hành quy định về điều kiện kinh doanh).

Thứ hai, văn bản từ cấp quyết định của Thủ tướng trở lên mới có thể có văn bản hướng dẫn.

Thứ ba, có cơ chế để kiểm soát và xử lý trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

Ông phân tích, hiện nay pháp luật vẫn được các bộ, ngành soạn thảo là chủ yếu. Bộ, ngành vừa là cơ quan đề xuất, soạn thảo, vừa là cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước. Chính vì vậy, nhiều chính sách vẫn dành thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước, đẩy khó khăn cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản, nhưng không có cơ chế nào hạn chế hệ quả của việc này.

“Do vậy, tôi đề nghị dự thảo Luật cần có quy định giới hạn thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của bộ, ngành, địa phương để bảo đảm tập trung thực thi đầy đủ quyền lập pháp của Quốc hội và quyền ban hành văn bản hướng dẫn Luật của Chính phủ”, ông nói.

Ông nhận xét, sau 8 năm thực thi Luật cho thấy nhiều luật được ban hành nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời với hiệu lực của Luật. Tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn kéo dài nhiều năm chưa chấm dứt. Người dân, doanh nghiệp chờ thông tư hơn chờ luật, nghị định, bởi khá nhiều trường hợp công chức ở cơ sở từ chối thực hiện thủ tục vì lý do chưa có thông tư hướng dẫn.

Họ cũng sợ thông tư hơn sợ luật, nghị định  vì trong không ít trường hợp, thông tư hạn chế quyền, mở rộng nghĩa vụ của họ nhiều  hơn so với luật, nghị định.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới