Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Masan đặt mục tiêu tăng 30-70% lợi nhuận

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Masan đặt mục tiêu tăng 30-70% lợi nhuận

Hoàng Phi

Masan đặt mục tiêu tăng 30-70% lợi nhuận
Dự án Núi Pháo được Masan đặt kỳ vọng nhiều trong năm 2013. Ảnh: Phi Tuấn.

(TBKTSG Online) – Tập đoàn Masan Group đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2013 từ 30- 70% so với năm 2012, theo báo cáo thường niên năm 2012.

>>> Masan đầu tư vào ngành bia

>>> Masan sắp khai thác mỏ Núi Pháo

Mục tiêu này dựa trên những kết quả kinh doanh khả quan của các công ty con, cùng một số dự án sắp triển khai.

Chẳng hạn, dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã đi vào giai đoạn hoàn tất, với 98% diện tích đất thu hồi thực địa và nhà máy chuẩn bị bước vào sản xuất trong trong quí 2 năm nay, được kỳ vọng sẽ mang lại một khoản doanh thu lớn.

Tập đoàn này cũng đã có những bước “xâm nhập mạnh mẽ hơn vào ngành đồ uống cũng như những thương vụ đầu tư khác trong các ngành hàng tiêu dùng”.

Cụ thể, Masan đã mua cổ phần chi phối ở Công ty nước khoáng Vĩnh Hảo và Công ty bia và nước giải khát Phú Yên, trong nỗ lực mở rộng ngành hàng được cho là khá gần gũi với hàng tiêu dùng mà Masan đang có tham vọng “trở thành công ty tư nhân lớn nhất”.

Bên cạnh đó, một nhà máy mới của Vinacafe Biên Hòa, một công ty mà Masan đã nắm hơn 50% cổ phần ở Long Thành, Đồng Nai cũng dự kiến đi vào hoạt động trong quí 2 này, nâng công suất sản xuất lên gấp 2,5 lần so với hiện tại.

Masan dự kiến sẽ hoàn thành dự án mở rộng nhà máy sản xuất mì ăn liền trong năm 2013 và khi đó công suất sản xuất tăng thêm 60 triệu gói mì mỗi tháng.

Tập đoàn này kỳ vọng năm 2013 sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận từ 30% đến 70%, và trong khoảng vài năm tới sẽ đạt mục tiêu “1 tỉ đô la Mỹ lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) hợp nhất”.

Tập đoàn Masan kết thúc năm 2012 với doanh thu 10.389 tỉ đồng, tăng 47% so với năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 10%, với 2.781 tỉ đồng.

Phần lợi nhuận giảm này được giải thích là do lợi nhuận của Techcombank, nơi Masan đang nắm giữ hơn 30% lợi ích kinh tế, tụt giảm đến 75,7%, tương ứng từ 3.154 tỉ đồng năm 2011 xuống 766 tỉ đồng năm 2012 do lãi suất cho vay thấp hơn, môi trường cho vay đầy khó khăn của ngành ngân hàng cả nước và tăng dự phòng cho vay.

Trong năm 2012, Masan Group đã huy động được khoảng 130 triệu đô la Mỹ từ R.F. Chandler và Mount Kellett, và 2.200 tỉ đồng dưới hình thức trái phiếu, trong khi đó Masan Resources huy động được 80 triệu đô la Mỹ thông qua một khoản vay từ ngân hàng Standard Chartered.

Đầu năm nay, Masan lại được Quỹ KKR từ Mỹ rót thêm 200 triệu đô la Mỹ vào công ty con là Masan Consumer, nâng số vốn huy động được trong mấy năm qua lên hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới