Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mía đường: Nội xuất ngoại nhập

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mía đường: Nội xuất ngoại nhập

Ngọc Hùng

Mía đường: Nội xuất ngoại nhập
Người dân đang thu hoạch mía ở một tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Cao Anh Đương

(TBKTSG Online) – Hiện Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch cho nhập khẩu 73.000 tấn đường theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại Thế giớ (WTO) của năm 2013 nên các doanh nghiệp tiêu thụ đường đã làm thủ tục nhập về, trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước đẩy mạnh xuất khẩu để giảm áp lực tồn kho.

>>> Mua giá thấp nông dân bỏ mía, mua giá cao nhà máy lỗ

>>> Điệp khúc lỗ lại về trong vụ mía mới

>>> Dư thừa đường, lại kiến nghị tạm trữ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (NN-PTNT), Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch nhập khẩu 73.000 tấn đường cho một số doanh nghiệp trong nước và mọi thủ tục đã hoàn tất. Hiện lượng đường này đang trên đường về nước.

Trên thị trường đã có dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp tiêu thụ đường để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát… tạm thời ngưng mua đường trong nước để dùng đường nhập khẩu theo hạn ngạch nói trên.

Trong hoàn cảnh đó, các nhà máy đường trong nướcchỉ còn trông chờ vào việc xuất khẩu đường để giảm áp lực tồn kho.

Thống kê của Bộ NN-PTNT cho biết, tính đến 15-10 lượng đường tồn kho của các nhà máy là gần 160.000 tấn, tăng gần 50.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Lượng đường bán ra trong khoảng thời gian từ 15-9 đến 15-10 của các nhà máy là 83.210 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 35.550 tấn.

Điều đáng nói ở đây là dù lượng đường bán ra tăng nhưng không phải bán cho các doanh nghiệp tiêu thụ đường trong nước mà do các doanh nghiệp xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu qua Trung Quốc chủ yếu là tiểu ngạch nên luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định, vì thế, để đảm bảo an toàn, các nhà máy đường cũng giảm lượng đường sản xuất ra.

Theo Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN-PTNT tính đến 15-10, các nhà đường ép được 352.000 tấn mía, tương đương 29.700 tấn đường, giảm 18.100 tấn đường so với cùng kỳ năm trước. Hiện Việt Nam đã vào vụ mía đường 2013/2014 khoảng gần 1 tháng nay.

Giá bán đường của các nhà máy 14.500-15.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so tháng trước, kéo giá bán mía nguyên liệu của nông dân cũng giảm theo. Cụ thế, giá mía 10 chữ đường (CCS) tại Tây Ninh đang được các nhà máy mua ở mức 1.000.000 đồng/tấn, tại ĐBSCL là 850.000 đồng/tấn, giảm gần 90.000 đồng/tấn so với cùng thời điểm này của vụ mía trước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới