Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mời 7 nhà đầu tư nhận nhượng quyền các dự án đường sắt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mời 7 nhà đầu tư nhận nhượng quyền các dự án đường sắt

Lan Nhi

 

Mời 7 nhà đầu tư nhận nhượng quyền các dự án đường sắt
Ngành đường sắt sẽ không độc quyền kinh doanh toàn bộ hạ tầng và vận tải hành khách nữa mà sẽ nhượng quyền một số hạng mục. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Sau khi tuyên bố bán có thời hạn quyền sử dụng, khai thác các dự án hạ tầng hàng không, Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) đã mời các nhà đầu tư mua quyền khai thác các dự án hạ tầng đường sắt, chủ yếu là nhượng quyền kinh doanh kho bãi, dịch vụ logisctic.

Tại cuộc họp về xã hội hóa các dự án đường sắt hôm nay 20-4 tại Bộ GTVT có 7 nhà đầu tư được mời tham dự để tìm cơ hội nhận chuyển quyền khai thác hạ tầng đường sắt, trong đó có Tập đoàn Vingroup, Công ty giao nhận và vận chuyển Indo Tran Logistics (ITL), và Công ty thương mại dịch vụ khách sạn Bạch Đằng…

Hiện chưa có cơ chế quản lý, chuyển giao hạ tầng đường sắt riêng biệt và Luật Đường sắt đang tiến hành sửa đổi nên tương tự như chuyển quyền khai thác hạ tầng hàng không, Tổng công ty Đường sắt sẽ tiến hành bán quyền khai thác tại một số nhà ga, chủ yếu để phục vụ mục đích logistic là chính, được gọi là cho thuê kết cấu hạ tầng có điều kiện.

Dự tính hình thức này sẽ được tiến hành thí điểm tại ba nhà ga Yên Viên (Hà Nội), Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Sóng Thần (Bình Dương), là các địa điểm trung chuyển hàng hóa nhiều trên cả nước. Dự kiến việc thí điểm sẽ được thực hiện từ quí 2 năm nay.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt Trần Ngọc Thành nói rằng tổng công ty sẽ đầu tư các hạng mục liên quan đến điều hành giao thông vận tải, xếp dỡ…, còn phần hạ tầng kho bãi sẽ do nhà đầu tư. Đổi lại, nhà đầu tư sẽ được thu phí dịch vụ các hạng mục kinh doanh trên cơ sở khung giá nhà nước một cách hợp lý.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhận định, không chỉ nhượng quyền khai thác các nhà ga nói trên mà các nhà ga, bãi hàng cấp quốc gia như ga Hà Nội, TPHCM… vẫn có thể cho thuê hoặc liên kết với các đơn vị để đầu tư, rồi tính thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư trên cơ sở lợi nhuận hợp lý giữa nhà đầu tư và Tổng công ty Đường sắt. Mục đích cuối cùng của việc này là xóa bỏ tư duy bao cấp, độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh đường sắt, tạo cạnh tranh để nâng cao chất lượng lĩnh vực này.

Mời xem thêm:

Sau đường bộ, sẽ nhượng quyền khai thác đường sắt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới