Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mời tham dự Vietnam Banking Forum 2020: “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mời tham dự Vietnam Banking Forum 2020: “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(TBKTSG Online) – Hàng loạt vấn đề về tái cơ cấu, xử lý nợ xấu trong 5 năm qua của ngành ngân hàng, các giải pháp cần thực hiện sau Covid-19, sẽ được đề cập một cách cụ thể qua nội dung các bài trình bày của dàn diễn giả uy tín và các phiên thảo luận chuyên sâu tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2020 (Vietnam Banking Forum 2020”).

Mời tham dự Vietnam Banking Forum 2020: “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”
Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2020: “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” sẽ diễn ra lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng 9 năm 2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC, số 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.

Vietnam Banking Forum là sự kiện thường niên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp cùng nhóm báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức. Năm nay chủ đề chính của diễn đàn là “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”. Sự kiện sẽ diễn ra lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng 9 năm 2020 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ICC, số 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.

Vietnam Banking Forum 2020 sẽ dành phần lớn thời gian để đánh giá những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện

Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham dự và trình bày của  lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Nhà nước, của các vụ, cục thuộc đơn vị này.

Ngoài ra diễn đàn cũng có các phần trình bày, thảo luận của Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BASICO và nhiều lãnh đạo các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Agribank…

Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Đồng thời diễn đàn cũng sẽ phân tích những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu; thách thức của ngành để đạt được các mục tiêu của của đề án 1058 vào cuối năm 2020 trước những tác động của Covid-19.

Tại diễn đàn, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, luật sư…  cũng sẽ đánh giá những yếu tố trong và ngoài nước tác động đến quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu; những kiến nghị, đề xuất, góp ý chính sách cho hoạt động này trong thời gian tới.

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động tái cơ cấu ngành ngân hàng đã có những bước tiến nổi bật, như khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và ngân hàng được hoàn thiện, hình thành đồng bộ các chuẩn mực, thiết chế an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, các TCTD đạt các tỷ lệ, giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật.

Thêm vào đó, các TCTD đã tập trung xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%; Quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị được nâng cao, mở rộng, phù hợp với thông lệ quốc tế, đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 kể từ ngày 01/01/2020

Nếu sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD đã từng là vấn đề gây nhức nhối những năm 2010 thì nay đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát; Kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng được chấn chỉnh và nâng cao, góp phần ổn định, bảo đảm an ninh tài chính – tiền tệ .

Việc ban hành Nghị quyết 42 của Quốc hội đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu của TCTD.

Tuy nhiên, quá trình triển khai Nghị quyết 42 còn cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc trên thực tế cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan xử lý. Từ đó, giúp các chính sách, giải pháp của Nghị quyết 42 được áp dụng có hiệu quả hơn, đồng thời cần sự phối hợp xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, tiến tới Luật hóa xử lý nợ xấu. Diễn đàn sẽ thảo luận và có những kiến nghị đề xuất để việc triển khai nghị quyết này thuận lợi hơn.

Diễn đàn có sự đồng hành của các ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, ABBANK…

Quý độc giả có nhu cầu tham dự diễn đàn vui lòng đăng ký thông tin tại đây, Ban tổ chức sẽ phản hồi và gửi thư mời tham dự cho độc giả phù hợp. Quý bạn đọc cũng có thể liên hệ cô Trúc Như, Chuyên viên Ban đối ngoại, điện thoại di động: 0902 525 180, Email: trucnhu@kinhtesaigon.vn để biết thêm thông tin chi tiết. Diễn đàn ưu tiên các bạn đọc hiện công tác trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Do số lượng chỗ ngồi có hạn, mong quý độc giả vui lòng đăng ký sớm. Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ ngưng nhận đăng ký từ ngày 28-9-2020.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới