Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mới trình chủ trương đầu tư, sao đã ‘xé’ được hàng loạt gói thầu?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mới trình chủ trương đầu tư, sao đã ‘xé’ được hàng loạt gói thầu?

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Chính phủ mới trình Quốc hội về việc điều chỉnh hình thức đầu tư từ đối tác công – tư (PPP) sang đầu tư công 100% vốn nhà nước đối với ba dự án thành phần trong số năm dự án trên cao tốc Bắc – Nam. Quốc hội chưa phê duyệt và chưa quyết định hình thức đầu tư nhưng hàng loạt các vấn đề liên quan đến đề nghị chia nhỏ quyền quyết định các gói thầu, chỉ định thầu đã xuất hiện.

Mới trình chủ trương đầu tư, sao đã 'xé' được hàng loạt gói thầu?
Quanh hình thức thi công các gói thầu trong dự án cao tốc Bắc – Nam, vẫn còn nhiều câu hỏi. Ảnh:TL

Hôm 5-6, Chính phủ đã chính thức gửi văn bản lên Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông. Đây là dự án quan trọng quốc gia, do Quốc hội quyết định chủ trương nên Chính phủ muốn điều chỉnh phải nhận được sự đồng ý.

Sau ba dự án đầu tư công trên tuyến này, gồm Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đang được thi công theo đúng tiến độ thì năm dự án thành phần còn lại theo hình thức PPP hiện mới được hoàn tất giai đoạn sơ tuyển.

Chính phủ trình phương án chuyển đổi từ PPP sang đầu tư công 100% vốn ngân sách ba dự án: Mai Sơn – Quốc lộ 45 (dài 63km), đoạn Phan Thiết – Dầu Giây (99km) và đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết (không có nhà đầu tư qua sơ tuyển). Hai dự án còn lại vẫn đầu tư theo hình thức PPP.

Hiện nội dung đề nghị điều chỉnh các dự án vẫn do cơ quan chủ quản là Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và đơn vị thực hiện nghiên cứu tiền khả thi cho việc điều chỉnh là Ban quản lý dự án 6 (cũng thuộc Bộ GTVT). Nói khác đi là ngay ở bước điều chỉnh dự án, Bộ GTVT vẫn là chủ đầu tư và hình thức đầu tư các dự án chuyển đổi này như thế nào (đấu thầu, chỉ định thầu) vẫn chưa được đề xuất.

Tuy nhiên, trước khi tờ trình được gửi lên Quốc hội, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất cho Tổng công ty sông Đà được chỉ định thầu một số dự án thành phần trên tuyến khi Nhà nước chuyển đổi các dự án từ PPP sang đầu tư công. Đề xuất này cũng xuất phát từ mong muốn của Tổng công ty Sông Đà thuộc bộ để tạo điều kiện cho hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân có việc làm.

Không chỉ riêng Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng cũng đã gửi văn bản đề xuất tương tự cho Tổng công ty xây dựng Trường Sơn thuộc cấp quản lý của mình được chỉ định thầu như trên.

Tuy nhiên, không phải các bộ bỗng nhiên có những tờ trình như vậy. Trước đó, hồi tháng 4, khi Bộ KH – ĐT trong văn bản tham mưu gửi Thủ tướng về đề nghị chuyển đổi hình thức đầu tư, có nêu ra gợi ý khi thực hiện chuyển đổi hình thức đầu tư, sẽ chỉ định thầu các dự án nói trên để đẩy nhanh tiến độ, kịp khởi công vào tháng 9 năm nay.

Như vậy, việc có hàng loạt các đề xuất liên quan đến mong muốn được chỉ định thầu là có nguyên do của nó. Và bộ hay doanh nghiệp có quyền đề xuất, “xin việc”. Còn việc quyết định hình thức đầu tư là đấu thầu hay chỉ định thầu, chỉ định thầu như thế nào còn chưa được bàn đến trong tờ trình này.

Vấn đề là các dự án nói trên (trừ dự án Vĩnh Hảo- Phan Thiết) đều đã trải qua sơ tuyển. Cả năm dự án đầu tư theo PPP chậm tiến độ vì các chủ đầu tư lớn, có năng lực tài chính thì không tham gia. Các nhà thầu tham gia thì chủ yếu là nhà thầu xây lắp, năng lực thi công tốt, đáp ứng yêu cầu về vốn chủ dở hữu nhưng lại yếu về tiềm lực tài chính.

Trong khi vốn tín dụng chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng mức đầu tư nên sẽ khó huy động được vốn tín dụng. TCT Sông Đà hay các doanh nghiệp xây lắp lớn khác đều có nợ lớn, tiềm lực tài chính không mạnh nên việc được chỉ định thầu tắt là khó. Và việc đầu tư theo hình thức nào hiện chưa được Bộ GTVT thông qua.

Tỉnh xin “xé nhỏ” giai đoạn 2 cao tốc Bắc – Nam. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư 3/8 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam (giai đoạn 2017 – 2020) còn chưa xong thì mới nhất, UBND tỉnh Bình Định đã gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ GTVT đề nghị các bên giao cho tỉnh làm đơn vị đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tức là làm chủ đầu tư) dự án xây dưng tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025, đoạn Quảng Ngãi – Bình Định cho địa phương quản lý.

Hiện nay, Bộ GTVT đang giao nhiệm vụ cho các ban quản lý dự án thuộc bộ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Quy Nhơn – Tuy Hòa và dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.

Tất cả các dự án thuộc giai đoạn 2021-2025 dùng vốn ngân sách Trung ương, nếu giao về UBND các tỉnh như Bình Định thực hiện, sẽ khó khăn khi dùng nguồn vốn này vì chuyển đổi sang vốn ngân sách địa phương. Hơn nữa, dự án là một phần của Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, có tính phức tạp. Nếu tách độc lập với các chủ đầu tư khác nhau sẽ khó khăn trong quá trình kết nối.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới