Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Muốn giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, TPHCM phải phát triển dự án từ 50 ha trở lên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Muốn giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, TPHCM phải phát triển dự án từ 50 ha trở lên

Lê Anh

(TBKTSG Online) – Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở tại TPHCM, các chuyên gia đề xuất cần phát triển nhiều các khu đô thị vệ tinh, các dự án nhà ở từ 50 ha trở lên.

Đề xuất này được đưa ra tại hội thảo giải pháp phát triển nhà ở tại TPHCM giai đoạn 2021-2035 diễn ra ngày 17-9.

Muốn giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, TPHCM phải phát triển dự án từ 50 ha trở lên
Dân số tăng quá nhanh khiến nhu cầu về nhà ở tại TPHCM đang gặp nhiều thách thức – Ảnh: Lê Anh

Theo số liệu được công bố tại hội thảo, dân số hiện đang sống ở TPHCM khoảng 13 triệu người (bao gồm cả người tạm trú và cư trú ngắn hạn). Hàng năm có khoảng 50.000 cặp vợ chồng kết hôn. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ gia đình.

Tại hội thảo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), chỉ ra rằng TPHCM hiện thiếu nhà ở thương mại loại vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền; thiếu nhà ở xã hội; thiếu nhà cho thuê giá thấp.  Trong khi, giá nhà cao gấp 20-25 lần so với thu nhập bình quân của người dân.

Về phía Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người có thu nhập trung bình và thấp mua nhà (ngoại trừ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng giai đoạn 2013-2016).

Riêng ở TPHCM, thành phố đã hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được vay đến 900 triệu đồng, lãi suất vay 4,7%/năm trong thời hạn 15 năm để mua nhà, đã giải ngân được khoảng 1.500 tỉ đồng. Ông cho rằng chính sách này cần được nhân rộng, nếu trở thành chính sách chung, áp dụng cho tất cả đối tượng có thu nhập thấp thì sẽ nhiều người sẽ mua được nhà.

Từ thực tế trong việc xây dựng nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Lê Thành, cho biết sở dĩ nguồn cung nhà ở cho người thu nhập thấp bị thiếu hụt là do lợi nhuận không nhiều, thủ tục triển khai phức tạp. Ông dẫn chứng từ chính công ty mình khi nộp đơn xin làm dự án nhà ở xã hội tại huyện Bình Chánh từ tháng 3-2019, song đến nay đơn vẫn nằm ở Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong khi, khu vực mà ông Nghĩa đề xuất nằm trong quy hoạch ưu tiên phát triển nhà ở xã hội. Ông kiến nghị nhà nước nên giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, cần có cơ chế riêng cho nhà ở xã hội để khuyến khích đầu tư.

Đề xuất các giải pháp phát triển nhà ở, ông Lê Hoàng Châu đề xuất, TPHCM cần phát triển các dự án nhà ở trong các khu đô thị vệ tinh của thành phố với đầy đủ dịch vụ, tạo điều kiện phát triển hệ thống vận tải công cộng sức chở lớn (metro, monorail, xe buýt) đến các khu đô thị này.

Trong khu đô thị cần hình thành các khu nhà ở thương mại cao cấp dành cho người có thu nhập cao; nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó cần phát triển các dự án khu dân cư quy mô lớn (mỗi dự án nên có diện tích khoảng trên dưới 50 ha trở lên) tại các quận ven và huyện ngoại thành. Ngoài các dự án ở TPHCM cần phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư quy mô lớn tại các tỉnh giáp ranh TPHCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Khi tạo được các đô thị vệ tinh, sẽ giúp phân bố lại dân cư và làm giảm bớt áp lực của dòng người nhập cư vào TPHCM.

Đối với Nhà nước cần giữ vai trò kiến tạo môi trường kinh doanh thông qua hoạt động xây dựng thể chế hành chính và cơ chế chính sách. Cần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng.

Ở các quận ven và huyện thành, nên hạn chế việc phát triển các dự án nhỏ. Quản lý chặt chẽ hoạt động tách thửa và xử lý nghiêm hoạt động phân lô bán nền trái phép dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch đô thị, đầu cơ tạo các cơn sốt ảo giá đất, khó thu hút các nhà đầu tư lớn.

Nhà nước cũng nên cho phép doanh nghiệp được phát triển các dự án nhà trọ, phòng trọ để giải quyết nhu cầu chỗ ở của sinh viên, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.

Mời xem thêm:

Đừng “ngó lơ” nhà ở xã hội cho thuê

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới