Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Năm 2014: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất 24 năm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Năm 2014: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất 24 năm

Phúc Minh

(TBKTSG Online) – Cục thống kê Trung Quốc ngày 19-1 công bố số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2014 của nước này đạt 7,4% – thấp nhất kể từ năm 1990 nhưng vẫn cao hơn so với dự báo 7,3%.

Nguyên nhân do hai trụ cột của nền kinh tế là địa ốc và xuất khẩu đình trệ, tiêu thụ nội địa chưa thực sự cất cánh để tạo đà cho tăng trưởng, nợ công và nợ của tư nhân cao…

Tuy nhiên, GDP năm 2014 của Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỉ đô la Mỹ.

Trước đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2013 đạt 7,7%, năm 2012 đạt 7,8%.

Đầu năm ngoái, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2014 khoảng 7,5%. Như vậy, đây là lần đầu tiên từ năm 1998, tức sau cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á, Trung Quốc không đạt mục tiêu tăng trưởng như đã đề ra.

Tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong năm 2015

Ngày 19-1, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói áp lực tăng trưởng kinh tế chậm lại vẫn còn lớn trong năm nay, những khó khăn phải đối mặt so với năm ngoái có thể nhiều hơn, công việc của chính phủ khó khăn trùng trùng.

Một số nhà kinh tế dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 7%.

Công ty chứng khoán Minsheng cho rằng năm nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống dốc gần như là điều chắc chắn. Ngành bất động sản đối mặt với dân số lão hóa và tồn kho cao, ngành sản xuất đối mặt với giảm sản lượng, lĩnh vực cơ sở hạ tầng đối mặt tài chính tắc nghẽn, xuất khẩu ổn định nhưng không mạnh. Theo đó, các nỗ lực giúp tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ tiếp tục gia tăng, chính sách nới lỏng tiền tệ không thể vắng mặt. Dự báo, tăng trưởng GDP năm 2015 của Trung Quốc từ 7,1-7,2%.

Cải tổ

Tuy nhiên, theo chuyên gia Wendy Chen của ngân hàng Nhật Bản Mizuho, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại không đáng quan ngại nếu nước này phát triển trên cơ sở lành mạnh hơn, có khả năng tạo thêm việc làm cho người dân và thu hẹp bất bình đẳng trong xã hội. Các biện pháp cải tổ về lâu về dài sẽ đem lại tăng trưởng lành mạnh và lâu bền nhưng trong ngắn hạn sẽ làm tổn hại đến thành tích tăng trưởng của nước đông dân nhất thế giới này.

Ngân hàng ANZ dự báo năm 2015, Trung Quốc sẽ tiến hành một số biện pháp cải tổ sâu rộng để xóa bỏ bớt những yếu tố gây trở ngại cho tăng trưởng, tự do hóa hệ thống tài chính.

Văn phòng tư vấn IHS Ecnomics cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ ưu tiên cho cải tổ nhiều hơn tập trung vào các kế hoạch kích thích kinh tế trong năm nay do nợ của Trung Quốc có thể lên tới mức tương đương 240% GDP và đang trở thành vấn đề cần được giải quyết cấp bách.

Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ năm 1990-2014, nguồn WSJ:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới