Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Năm xu hướng kinh tế chính trong năm 2022

Thanh Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) – Phần lớn nền kinh tế thế giới đã phục hồi trong năm 2021 sau một năm kể từ đại dịch Covid-19 nổ ra, tuy sự phục hồi này không đồng đều và liên tục giữa các nước và các khu vực kinh tế. Một trong những điều đáng chú ý nhất trong năm 2021 là sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở một số nước và khu vực đã tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu, gây ra sự gián đoạn, đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cũng làm cho lạm phát tăng mạnh ở nhiều nền kinh tế.

Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2021 làm cho nhiều hãng sản xuất lớn trên thế giới đã phải cắt giảm công suất, thậm chí ngừng sản xuất và điều này có thể sẽ tiếp tục trong năm 2022. Ảnh: Japantimes

Sang năm 2022, điều trước tiên có thể dự đoán là những làn sóng Covid-19 mới, như của biến chủng Omicron, sẽ không thể làm chệch ray quá trình phục hồi kinh tế ở nhiều nước, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch gây ra bởi Covid-19 đang và sẽ biến chuyển từ đại dịch như năm trước sang dịch bệnh mang tính thông thường hơn, kiểu như cúm mùa.

Tuy vậy, dù không còn nguy hiểm như năm trước nhưng những làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới vẫn sẽ làm các chính phủ duy trì một số hạn chế nhất định trong các hoạt động kinh tế để tránh sự bùng phát lây nhiễm dẫn đến sự quá tải của hệ thống y tế. Vì vậy, kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ không thể với tốc độ nhanh chóng như kỳ vọng được.

Sự phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra một cách không đồng đều giữa các nước trong năm 2022. Và các nước được hưởng lợi nhiều nhất trong năm 2022 khi sự đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới được khắc phục sẽ là các nước công nghiệp hóa và/hoặc các nước phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế.

Thứ hai, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2021 làm cho nhiều hãng sản xuất lớn trên thế giới đã phải cắt giảm công suất, thậm chí ngừng sản xuất và điều này có thể sẽ tiếp tục trong năm 2022 tới bởi nhiều nước vẫn duy trì các hạn chế về đi lại giữa các quốc gia để đối phó với biến chủng Covid mới, tiếp tục làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa và con người giữa các quốc gia, các ngành kinh tế. Nhưng hậu quả của sự tiếp tục đứt gãy chuỗi cung ứng gây ra tình trạng mất cung cầu, làm gia tăng áp lực lên lạm phát được dự báo sẽ giảm dần vào cuối năm 2022 khi một loạt chính sách ở tầm quốc gia được thi hành.

Về phía cầu, sự gia tăng như trong năm 2021 chắc chắn sẽ không còn tái diễn khi mà các ngân hàng trung ương sẽ nhất quán hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với áp lực lạm phát gia tăng từ việc siêu nới lỏng tiền tệ trước đó. Còn các chính phủ cũng sẽ/buộc phải ngừng hoặc rút lại các gói giải cứu kinh tế khi các ngân hàng trung ương không còn tiếp tục hỗ trợ ngân sách bằng cách mua vào ồ ạt trái phiếu chính phủ như hai năm trước đây.

Phía cung cũng sẽ được các chính phủ tìm cách tháo gỡ các khó khăn, cản trợ, gồm sự dỡ bỏ dần các hạn chế đi lại, lưu thông hàng hóa và con người để thúc đẩy các ngành kinh tế trọng yếu cùng với đà gia tăng tiêm chủng và sự ra đời của các phương thuốc điều trị Covid có hiệu quả hơn.

Thứ ba, sự phục hồi kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra một cách không đồng đều giữa các nước trong năm 2022. Và các nước được hưởng lợi nhiều nhất trong năm 2022 khi sự đứt gẫy chuỗi cung ứng thế giới được khắc phục sẽ là các nước công nghiệp hóa và/hoặc các nước phụ thuộc lớn vào thương mại quốc tế.

Về phía cầu, sự bùng nổ như trong năm 2021 chắc chắn sẽ không còn tái diễn khi mà các ngân hàng trung ương sẽ nhất quán hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với áp lực lạm phát gia tăng từ việc siêu nới lỏng tiền tệ trước đó.

Thứ tư, thông thường sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay khu vực, sẽ có nhiều nền kinh tế mới nổi lâm vào tình trạng vỡ nợ hoặc khó khăn nghiêm trọng về khả năng trả nợ do phải tăng vay nợ công để đối phó với khủng hoảng trước đó. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra lần này do Covid-19 được dự báo sẽ không để lại hậu quả tương tự cho các nền kinh tế mới nổi.

Bởi phần lớn các nước này đã có nền tảng kinh tế vĩ mô tốt hơn trước đây, và đang duy trì các chương trình quản lý nợ một cách rất hiệu quả, giảm thiểu khả năng vỡ nợ, trong khi lại tận dụng được điều kiện thuận lợi của thị trường (ngoại tệ mạnh được các ngân hàng trung ương bơm mạnh ra, nay có thắt chặt thì cũng sẽ diễn ra một cách từ từ, nhưng vẫn trong xu thế nới lỏng hơn so với trước đây để đạt trạng thái toàn dụng) để tiếp tục củng cố dự trữ ngoại hối và hưởng lợi từ sự phân bổ thêm quyền rút vốn đặc biệt.

Thứ năm, chương trình đầu tư có trách nhiệm liên quan đến môi trường, con người/cộng đồng và nền quản trị công ty (ESG) tiếp tục được nhấn mạnh và xúc tiến trong năm 2022. Tuy nhiên, sẽ có một số trở ngại và sự chống đối, gây áp lực lên một số chính phủ khi giá năng lượng tăng vọt, còn các ngành gây ô nhiễm lớn như nhiệt điện, luyện thép lại không có những phương án thay thế ít tốn kém.

Bởi vậy, dù trên giấy tờ, tài trợ và đầu tư vào những ngành ô nhiễm sẽ có xu hướng tiếp tục giảm mạnh nhưng trên thực tế xu hướng đầu tư vào các ngành này sẽ có sự phân hóa đáng kể giữa các nước và khu vực kinh tế, tùy thuộc vào quyết tâm cũng như sự thực tâm của các chính phủ liên đới trong việc biến chuyển nền kinh tế của mình theo hướng xanh hóa.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới