(KTSG Online) - Công suất tăng thêm của các nguồn năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu điện mới trong năm 2023 trên toàn cầu. Điều này giúp ngành điện lực, nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới, tiến gần hơn đến các mục tiêu năng lượng bền vững phù hợp với Thỏa thuận khí hậu Paris.
Trong lịch sử, khi nhu cầu điện ngày càng tăng, các nước sẽ tìm cách đáp ứng bằng cách đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn, chẳng hạn như than và khí tự nhiên. Nhưng kể từ năm 2023, công suất năng lượng tái tạo tăng thêm sẽ đủ cung cấp gần như toàn bộ nhu cầu điện mới, theo nhận định của Ember, một tổ chức phi lợi nhuận vận động bảo vệ môi trường, có trụ sở ở London (Anh).
Báo cáo của Ember trong tuần này cho biết trong năm 2022, công suất bổ sung của năng lượng gió và mặt trời đáp ứng đến 80% nhu cầu điện mới. Các nguồn năng lượng tái tạo khá, bao gồm điện sinh khối và thủy điện, cung cấp 12% nhu cầu điện mới. Nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 8% nhu cầu còn lại. Năm nay, Ember dự báo công suất tăng thêm của năng lượng gió và và mặt trời sẽ cung cấp cho 88% nhu cầu điện mới trên toàn cầu. Phần nhu cầu điện mới còn lại sẽ được đáp ứng nhờ sự phục hồi công suất của thủy điện và điện hạt nhân sau một loạt sự cố mất dừng hoạt động và hạn hán vào năm ngoái.
Ember cho biết, nhiệt điện than vẫn chiếm 36% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2022. Năm ngoái, khí thải nhà kính từ ngành điện toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 12,4 tỉ tấn và có thể đã đạt mức đỉnh. Tỷ lệ điện năng toàn cầu được sản xuất nguồn phát thải carbon thấp, gồm gió, mặt trời, sinh khối và hạt nhân, cũng đạt mức cao kỷ lục 39%. Năng lượng gió và mặt trời đã sản xuất 12% tổng điện năng toàn cầu vào năm ngoái, tăng từ 10% vào năm 2021.
Dù vậy, than vẫn là nguồn sản xuất điện đơn lẻ lớn nhất trong năm 2022, đóng góp 36% sản lượng điện toàn. Theo Emeber, năm ngoái, khí thải nhà kính từ ngành điện toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục, 12,4 tỉ tấn và đây có thể là mức đỉnh. Tỷ trọng điện được sản xuất từ các nguồn phát thải carbon thấp, gồm điện gió, mặt trời, sinh khối và hạt nhân cũng đạt mức cao vào năm ngoái, chiếm 39%. Riêng năng lượng gió và mặt trời đóng góp 12% sản lượng điện toàn cầu trong năm ngoái, tăng so với mức 10% trong năm 2021, riêng Trung Quốc sản xuất nhiều nhất, tương đương 4%.
Báo cáo của Ember cho biết lượng khí thải carbon từ ngành điện tăng 1,3% vào năm ngoái nhưng công suất tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng gió và mặt trời đã làm chậm lại mức tăng đó.
Ember thu thập dữ liệu từ 78 nước, đại diện cho 93% nhu cầu điện toàn cầu. Trong số này, có hơn 60 nước đang có ít nhất 10% sản lượng điện đến từ gió và mặt trời.
Bất chấp các cản lực tăng trưởng, lạm phát và lãi suất tăng trong năm qua, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vẫn tiếp tục mở rộng. Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA), công suất năng lượng tái tạo toàn cầu được bổ sung gần 295 GW trong năm ngoái, lên 3,4 terawatt (TW).
IEA đã khuyến nghị ngành điện toàn cầu cần phải đạt mục tiêu phát thải zero ròng vào năm 2040 để đạt được tham vọng của Thỏa thuận khí hậu Paris. Theo IEA, ngành điện vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đó, phần lớn là do còn phụ thuộc vào than. Tuy nhiên, dữ liệu mới của Ember cho thấy mục tiêu đó có thể đạt được nếu tốc độ công suất năng lượng mặt trời và gió hiện nay được duy trì.
Malgorzata Wiatros-Motyka, nhà phân tích cấp cao của Ember nói: “Năng lượng gió và mặt trời đã giúp giảm lượng khí thải, một phần là nhờ đầu tư vào các dự án mới. Điện sạch là một phần quan trọng trong mục tiêu phát thải zero ròng của bất kỳ công ty nào. Năng lượng gió và mặt trời là cách nhanh nhất và rẻ nhất để đạt được điều đó”.
Theo nhà cung cấp dữ liệu BloombergNEF, năm ngoái, các doanh nghiệp đã bổ sung nhu cầu năng lượng sạch năm ngoái bằng cách ký hợp đồng dài hạn để mua 36,7 GW năng lượng tái tạo, mức cao kỷ lục hàng năm. Các thỏa thuận như vậy giúp các chủ đầu tư dự án năng lượng mặt trời và gió mới nhanh chóng thu xếp tài chính để triển khai dự án vì họ đã yên tâm với doanh thu trong tương lai.
Các dự đoán khác cho rằng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu có thể sẽ đạt đỉnh trong thập niên này. IEA cho biết tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2025. Hãng nghiên cứu thị trường năng lượng Rystad Energy cũng đưa ra dự đoán tương tự. Hãng nhận định riêng lượng khí thải carbon từ sản xuất điện và nhiệt trên toàn cầu sẽ đạt đỉnh trong năm nay.
Theo WSJ, Reuters