Thứ Ba, 19/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nền tảng quản trị rủi ro hiệu quả giúp VPBank hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Hoàng Thắng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trải qua khoảng thời gian đầy thách thức khi kinh tế toàn cầu phải đối mặt với các khó khăn để phục hồi sau đại dịch, trong bối cảnh chung, VPBank đã chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro chặt chẽ và hiệu quả, trong đó chú trọng điều chỉnh linh hoạt các chính sách, quy trình và cơ chế kiểm soát, thực hiện nhất quán trên phạm vi toàn ngân hàng, qua đó đóng góp tích cực vào kế hoạch hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ.

VPBank tổ chức lễ ra mắt dự án Tiếp sức cho nữ chủ doanh nghiệp đồng thời tổ chức tọa đàm Khai phóng tiềm năng nữ lãnh đạo cho hơn 300 nữ doanh nhân trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: VPBank

Năm 2022 không chỉ chứng kiến sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu mà còn là năm thế giới đã phải đối mặt với những biến đổi cực đoan về khí hậu khi sóng nhiệt, hỏa hoạn và lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn, hoành hành tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thực tế này, một lần nữa, đã cho thấy những hệ lụy khôn lường ngày càng gia tăng của hiện tượng trái đất nóng lên.

Theo công bố trong báo cáo Khí hậu của Liên hợp quốc, nhiệt độ toàn cầu trong năm 2022 ở mức cao hơn 1,15 độ C so với trung bình thời tiền công nghiệp, còn mực nước biển trung bình toàn cầu tăng khoảng 4mm. Dự báo đến năm 2050, biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lên tới 4% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, trong đó các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn.

Thế giới đang đối mặt với thập kỷ quan trọng. Hơn lúc nào hết, các quốc gia phải có những hành động thiết thực và tuân thủ các cam kết khí hậu đã đưa ra.

Tại COP26 và COP27, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra lộ trình cắt giảm khí nhà kính và cam kết đưa mức phát thải ròng quốc gia về “0” vào năm 2050. Trong đó, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò trọng tâm của hệ thống ngân hàng nhằm thực thi các hành động tài chính về chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, VPBank đã có những bước chuyển mình trên con đường trở thành ngân hàng thân thiện với người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững khi tiên phong đẩy mạnh số hóa; nỗ lực thu hút nguồn tài chính bền vững quốc tế; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị rủi ro ESG để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

“Một năm bao trùm bởi bất ổn và khủng hoảng khí hậu đã gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng một khi các rủi ro vượt quá tầm kiểm soát có thể định hình và tác động sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta như thế nào, nó nhắc nhở về sự cấp bách phải thay đổi cách chúng ta đối xử với hành tinh của mình”, lãnh đạo VPBank cho biết.

Với năm 2023, ngân hàng sẽ tăng cường phối hợp với các bên liên quan để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ gắn liền với các mục tiêu giảm phát thải, xóa bỏ bất bình đẳng và thúc đẩy phát triển bền vững.

Gia tăng giá trị, giảm thiểu tác động

Thông qua Khung Tài chính xanh và Khung Tài chính xã hội được xây dựng đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế, trong năm 2022 VPBank đã huy động thành công thêm 1,25 tỉ đô la Mỹ nguồn vốn trung dài hạn từ các định chế tài chính quốc tế, gồm ADB, JICA, SMBC, ANZ, Maybank để hỗ trợ toàn diện cho các lĩnh vực giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và các hoạt động đem lại tác động tích cực với khía cạnh xã hội tại Việt Nam như hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo và hỗ trợ các lĩnh vực y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng cơ bản, vệ sinh – nước sạch, nhà ở cho người thu nhập thấp.

Theo đó, ngân hàng đã hỗ trợ các khách hàng vay vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh và dịch vụ thuộc lĩnh vực xanh hoặc chuyển đổi xanh với tổng dư nợ 8.692 tỉ đồng trong năm 2022 – tăng 113% so với năm 2021, chủ yếu tập trung ở ba lĩnh vực gồm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch với 3.326 tỉ đồng, chiếm 38,3% tổng dư nợ của danh mục tín dụng xanh; giao thông thân thiện với môi trường với 3.506 tỉ đồng, chiếm 40,3%; Tái chế, sử dụng tài nguyên và kinh tế tuần hoàn với 1.595 tỉ đồng, chiếm 18,3%.

Với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo, VPBank thông qua nguồn lực nội tại và nguồn lực huy động từ nguồn vốn quốc tế, triển khai thành công nhiều chương trình ưu đãi lãi suất tạo điều kiện cho doanh nghiệp SME nói chung và doanh nghiệp WSME nói riêng có thể nhanh chóng thích ứng và phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch. Cụ thể, năm 2022, ngân hàng đã triển khai dự án viện trợ không hoàn lại “Hỗ trợ giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” trị giá 5 triệu đô la từ Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho Nữ doanh nhân (We-Fi), ủy thác quản lý bởi ADB, nhằm mang lại ưu đãi lãi suất, miễn giảm phí dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp WSME được tiếp cận vốn vay với chi phí hợp lý.

Đồng thời, triển khai chương trình đào tạo và chiến dịch bán hàng với sự tham gia của 200 cán bộ nhằm giúp lực lượng chuyên viên khách hàng củng cố, cập nhật thông tin của các chương trình ưu đãi, quy trình và thủ tục đặc thù và thúc đẩy cán bộ kinh doanh mở rộng kết nối với doanh nghiệp WSME.

Nhờ những hành động cụ thể này, tính đến hết năm 2022, danh mục WSME chiếm 22,9% tổng danh mục doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của ngân hàng. Trong đó, 83,6% thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro SME). Tổng dư nợ cuối kỳ của doanh nghiệp WSME đạt 12.452 tỉ đồng, tăng trưởng trên 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp WSME giải ngân lần đầu tại VPBank cũng đồng thời tăng thêm 4,9% so với năm 2021 và chiếm 22,5% số lượng doanh nghiệp lần đầu được giải ngân tại ngân hàng.

Bên cạnh giá trị tài chính, nhiều giá trị phi tài chính cũng được VPBANK mang tới cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc lãnh đạo. Chẳng hạn, công cụ chẩn đoán sức khỏe cho doanh nghiệp nhằm đưa ra đánh giá tổng quan về năng lực của doanh nghiệp thông qua 6 yếu tố cốt lõi, gồm: Mô hình kinh doanh, Sale – Marketing, Năng lực lãnh đạo, Vận hành, Quản trị Tài chính, Quản trị nhân lực, cùng với chức năng “Tiếp sức tài chính” nhằm định hướng về các sản phẩm tài chính hoặc chương trình ưu đãi phù hợp đã tạo thành sự tiếp sức toàn diện, mang cả tính chất tài chính và phi tài chính, cho các doanh nghiệp WMSE. Trong năm 2022, công cụ chẩn đoán sức khoẻ doanh nghiệp đã có hơn 25.000 lượt truy cập, tham gia đánh giá.

Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục cung cấp cho các nữ doanh nhân những khoá học trực tuyến có sự đa dạng về chủ đề và lĩnh vực từ tác phong lãnh đạo, kỹ năng quản trị, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, tư duy marketing… với mục tiêu đào tạo CEO toàn diện. Các khoá học được giảng dạy bởi các chuyên gia, giảng viên uy tín, có tên tuổi trong từng lĩnh vực.

Ngân hàng cũng phối hợp với Tổ chức Care Việt Nam triển khai chương trình “Tiếp sức đường dài – Ngày mai thịnh vượng” để tri ân các doanh nghiệp WSME thông qua gói tài trợ truyền thông, gồm: sản xuất phim tư liệu và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm quảng cáo nhằm tăng thêm quyền lợi và tạo mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng. Chương trình đã có sự tham gia của 50 doanh nghiệp và nhận được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.

Củng cố nền tảng nhờ Khung quản trị rủi ro ESG

Bên cạnh các chương trình phát triển bền vững, VPBank cũng xây dựng Khung quản lý rủi ro ESG (Khung – PV) toàn diện và thực hiện đánh giá độc lập Khung này với bên thứ hai với kỳ vọng sẽ là đơn vị dẫn đầu, thúc đẩy việc triển khai và nâng cao công tác quản lý rủi ro ESG trong lĩnh vực tài chính trong nước, qua đó đóng góp tích cực vào kế hoạch hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Chính phủ.

Theo báo cáo đánh giá của EY Consulting Việt Nam (EY) ban hành vào cuối tháng 12-2022, VPBank đã xây dựng Khung quản lý rủi ro ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và áp dụng trên phạm vi toàn ngân hàng, trong đó từng cấu phần trong Khung được đánh giá là phù hợp với hướng dẫn và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro ESG, gồm các hướng dẫn được ban hành bởi Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), cũng như các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, VPBank đã ban hành Báo cáo tài chính khí hậu, và được EY công nhận đã đáp ứng cơ bản các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm về Công bố Thông tin Tài chính liên quan đến Khí hậu (TCFD).

Các cấu phần chính trong Khung quản lý rủi ro ESG của VPBank được rà soát bao gồm: Cơ cấu quản trị; Khẩu vị rủi ro; Quy trình quản lý rủi ro ESG; phát triển sản phẩm và dịch vụ bền vững; cũng như hoạt động công bố thông tin quản lý rủi ro ESG. Đáng chú ý, VPBank đã tiên phong triển khai công tác kiểm tra sức chịu đựng về rủi ro khí hậu nhằm xây dựng chiến lược và định hướng kinh doanh của ngân hàng đảm bảo thích ứng với diễn biến khí hậu trong tương lai.

Những nỗ lực trong việc thực hành quản trị rủi ro ESG của VPBank đã được các tổ chức xếp hạng uy tín trong và ngoài nước ghi nhận. Cụ thể, tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s đã đánh giá điểm ESG của VPBank đạt mức 2 trên thang điểm 5, (trong đó 1 là cao nhất) nhờ những chiến lược rõ ràng và hệ thống quản trị hiệu quả, sánh ngang với các tổ chức tín dụng hàng đầu trong khu vực.

Ngoài ra, với điểm số ESG tăng từ 79% trong kỳ đánh giá năm 2021 lên 83% vào năm 2022, VPBank đã lần thứ 4 liên tiếp lọt top 20 doanh nghiệp Việt Nam có Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI – Vietnam Sustainability Index) theo đánh giá của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới