Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ngăn gian lận trong thương mại với Liên minh Kinh tế Á-Âu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngăn gian lận trong thương mại với Liên minh Kinh tế Á-Âu

Lan Nhi

Ngăn gian lận trong thương mại với Liên minh Kinh tế Á-Âu
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng hạn ngạch xuất khẩu vào Liên minh EAEU rất hạn hẹp chứ không được mở cửa hoàn toàn. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Hiệp định thương mại tự do Liên minh kinh tế Á- Âu (VN -EAEU) đã có Thông tư hướng dẫn cụ thể, trong đó có nêu rõ cả những hình thức ngăn chặn gian lận thương mại, tránh tình trạng hàng hóa từ nước thứ ba chuyển qua một nước tham gia hiệp định rồi tiếp tục xuất khẩu sang nước ngoài hiệp định để hưởng lợi.

FTA giữa VN-EAEU sẽ chính thức có hiệu lực thừ ngày 5-10-2016. Đây là một FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký với nhiều quốc gia, trong đó có Nga và một số nước thuộc vùng Viễn Đông.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/TT-2016 ngày 20-9 hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định này, bao gồm các quy tắc xuất xứ, quy tắc cụ thể mặt hàng, danh sách các quốc đảo ngoài EAEU nhưng được hưởng thuế 0% như các đối tác trong liên minh…

Theo các quy tắc trong hiệp định này, EAEU lưu ý: nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, tránh tình trạng hàng hóa từ nước thứ ba chuyển tải qua một bên tham gia Hiệp định rồi tiếp tục xuất khẩu sang bên kia để được hưởng lợi thông qua Hiệp định FTA VN-EAEU, quy định về công đoạn gia công đơn giản được thiết kế chi tiết, phù hợp với quy trình sản xuất hàng hóa, đảm bảo đúng hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan. Tức là hàng hóa sản xuất từ một nước ngoài EAEU vẫn phải trải qua các bước gia công đơn giản tại quốc gia EAEU, sẽ có hướng dẫn cụ thể sau đó, trước khi tiếp tục xuất khẩu đi nước khác trong EAEU. Điều này nhằm tránh tình trạng hàng hóa chỉ làm thủ tục “quá cảnh” qua một quốc gia EAEU rồi xuất đi mà không cần thêm bất cứ công đoạn gia công, chế biến nào.

EAEU cũng ban hành những điều khoản về việc tạm ngừng ưu đãi. Theo đó FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. Bên nhập khẩu áp dụng ngừng ưu đãi theo từng bước: đối với lô hàng vi phạm; đối với hàng hoá của các doanh nghiệp có liên quan; đối với toàn bộ hàng hoá giống hệt theo phân loại danh mục hàng hoá nếu các biện pháp trước không đủ để ngăn chặn các hành vi gian lận.

Trước khi áp dụng điều khoản, hai bên phải thực hiện quy trình tham vấn chặt chẽ để khắc phục vấn đề. Thời gian áp dụng tạm ngừng ưu đãi là bốn tháng và được phép gia hạn ba tháng. Đây là hình thức tương tự như phòng vệ thương mại hiện hành.

EAEU cũng cho phép các nước tham gia hiệp định khi xuất khẩu hàng hóa được mua bán trực tiếp với các thành viên đối tác ngoài liên minh và áp dụng hóa đơn của nước thứ ba. Song, để tránh gian lận thương mại trong việc dùng hóa đơn và hưởng ưu đãi thuế, EAEU lên danh mục 30 quốc đảo không được áp dụng hình thức hóa đơn này với các đối tác trong liên minh do chính sánh thuế  của các quốc đảo trong danh sách 30 là 0%, hàng hóa tăng khả năng gian lận thuế (nếu có sự tham gia phát hành hóa đơn của công ty trung gian đặt trụ sở tại các quốc đảo đó).

FTA VN-EAEU cho phép áp dụng nguyên tắc linh hoạt 15% tính theo giá FOB đối với đơn vị sản phẩm hoặc bộ sản phẩm. Ví dụ, một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ vẫn được coi là có xuất xứ khi 15% trị giá tổng sản phẩm không đạt xuất xứ. Mức linh hoạt này là 15% tính theo giá xuất xưởng trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và 10% theo giá FOB tại các FTA Việt Nam đã tham gia. Điều này có lợi cho nhiều sản phẩm dệt may và da giày của Việt Nam vì nhiều sản phẩm không có tỉ lệ nội địa hóa 100% hoặc 100% nguồn gốc sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam hoặc các quốc gia trong EAEU.

Khác với quy định về quy tắc chung và quy tắc riêng tại đa số FTA Việt Nam đã ký, Quy tắc cụ thể mặt hàng trong FTA VN-EAEU được tích hợp tại một Danh mục theo biểu thuế ở cấp độ HS 6 số. Tiêu chí xét xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy bao gồm: hàm lượng giá trị gia tăng (VAC), chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC ) hoặc công đoạn sản xuất cụ thể.

Các dòng hàng áp dụng tiêu chí VAC chủ yếu ở mức 40% trị giá FOB, tương đương RVC40% trong các FTA Việt Nam ký cùng ASEAN. Riêng một số mặt hàng cần bảo hộ như máy móc, ô tô, VAC áp dụng là 50-60% giá FOB. Các dòng hàng áp dụng tiêu chí công đoạn sản xuất cụ thể gồm máy móc, phương tiện, sắt thép, dệt may…

Mời xem thêm:

EAEU: cờ đến tay không dễ phất

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới