Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc sa sút vì Covid

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc sa sút vì Covid

Khánh Lan

(TBKTSG Online) – Đại dịch Covid-19 cùng với các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa du lịch đã giáng đòn nặng nề vào ngành mỹ phẩm Hàn Quốc do nhu cầu chăm sóc sắc đẹp suy giảm và hàng loạt cửa hàng mỹ phẩm phải đóng cửa.

Ngành mỹ phẩm Hàn Quốc vốn sản sinh ra nhiều tỉ phú trong nhiều năm qua đang chịu nhiều sóng gió vì Covid-19. Tỉ phú Suh Kyung-bae, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng mỹ phẩm Amorepacific lớn nhất Hàn Quốc đã rớt hạng tỉ phú, từ thứ hai của ba năm trước xuống vị trí thứ chín trong năm Covid này. 

Ngành công nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc sa sút vì Covid
Khách hàng xem mỹ phẩm tại Triển lãm mỹ phẩm và sắc đẹp Hàn Quốc ở TP, Goyang, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Ảnh: AFP

Hiện nay, tổng giá trị tài sản của Suh Kyung-bae chỉ còn 3,6 tỉ đô la Mỹ, giảm mạnh so với mức 8 tỉ đô la Mỹ hồi năm 2017, chủ yếu là vì giá cổ phiếu mà ông nắm giữ tại Amorepacific Group, hãng mỹ phẩm của gia đình ông, đã giảm hơn 40% so với đỉnh cao hồi tháng 1-2020.

Là công ty mẹ của các thương hiệu mỹ phẩm như Innisfree, Laniege and Sulwhasoo, Amorepacific kinh doanh chật vật ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 ập đến. Đại dịch đã làm thay đổi lối sống, khiến mỹ phẩm không còn quá quan trọng trong thói quen chăm sóc bản thân hàng ngày của phụ nữ.

Covid-19 chặn đứng sự tăng trưởng bùng nổ

Trong năm năm tiếp theo sau đó, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu mỹ phẩm lớn thứ tư thế giới và giá trị các thương vụ thâu tóm trong ngành mỹ phẩm ở nước này phình lên mức 5 tỉ đô la, không bao gồm các thương vụ không công bố giá trị giao dịch.

Tháng 11-2019, hãng mỹ phẩm Estee Lauder (Mỹ) chi 1,1 tỉ đô la để  thâu tóm hãng mỹ phẩm Have & Be của Hàn Quốc, vốn nổi tiếng với dòng sản phẩm chăm sóc da Dr. Jart+. Đây là lần đầu tiên Estee Lauder thâu tóm một thương hiệu mỹ phẩm châu Á. Thương vụ này đã biến ChinWook Lee, nhà sàng lập Have & Be, thành tỉ phú.

Hồi tháng 10-2018, Ngân hàng Goldman Sachs mua lượng cổ phần thiểu số ở Công ty GP Club Co, nhà sản xuất mặt nạ dưỡng da nổi tiếng ở Hàn Quốc, giúp nhà sáng lập hãng mỹ phẩm này, Kim Jung-woong, trở thành một trong những người giàu nhất Hàn Quốc. Năm 2017, Unilever bỏ ra 2,27 tỉ euro để thâu tóm phần lớn cổ phần của hãng mỹ phẩm chăm sóc da Carver Korea.

Tập đoàn mỹ phẩm L'Oreal (Pháp) và nhiều công ty đa quốc gia cũng dồn dập mua cổ phần ở các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc trong những năm gần đây, giúp những nhà sáng lập của họ giàu lên nhanh chóng.

Gặp khó ở thị trường nội địa lẫn quốc tế

Nhưng đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn kép lên ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc. Các biện pháp giãn cách xã hội và xu hướng làm việc từ xa đã làm suy giảm nhu cầu làm đẹp, dẫn đến nhiều cửa hàng mỹ phẩm trên thế giới phải đóng cửa. Hãng nghiên cứu thị trường Mintel dự báo doanh số bán lẻ mỹ phẩm tại Mỹ, thị trường xuất khẩu mỹ phẩm lớn thứ ba của Hàn Quốc giảm 7% trong năm 2020.

Giá cổ phiếu của hãng mỹ phẩm Amorepacific giảm mạnh so với hồi đầu năm vì tình hình kinh doanh sa sút. Ảnh: Bloomberg

Đối với Hàn Quốc, các hạn chế du lịch để kiểm soát Covid-19 bao gồm lệnh đóng cửa biên giới cũng làm mất lượng du khách khổng lồ và chịu chi từ Trung Quốc và những mua cá nhân sẵn sàng mua gom hàng miễn thuế với số lượng lớn, đặc biệt là mỹ phẩm để mang về bán lại ở quê  nhà. Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc ngày ngày tiếp cận các thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu nhiều hơn và gia tăng mua mỹ phẩm do các công ty trong nước sản xuất.
“Giờ đây, thật ngây thơ để nghĩ rằng mỹ phẩm có mác Hàn Quốc sẽ dễ dàng thu hút người tiêu dùng Trung Quốc”, Lina Oh, nhà phân tích ở Cơng ty Ebest Investment & Securities ở Seoul, nhận định.
Doanh thu hợp nhất của Amorepacific trong chín tháng đầu năm nay giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, về mức 3.700 tỉ won (3,39 tỉ đô la Mỹ). Tháng trước, lần đầu tiên trong lịch sử, hãng mỹ phẩm này đưa ra chương trình về hưu tự nguyện nhắm vào những nhân viên có thâm niên 15 làm việc.

Đại dịch Covid-19 cũng tăng tốc làn sóng ‘di cư’ lên kênh bán hàng trực tuyến của ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Doanh thu bán hàng trực tuyến của Amorepacific tăng trưởng mạnh, khiến hãng này ưu tiên hơn cho mảng kinh doanh này.
Sau khi chứng kiến doanh số suy giảm 12% trong nửa đầ năm nay, Tập đoàn mỹ phẩm L'Oreal đã tung ra 300 dịch vụ số hóa trong năm nay bao gồm các buổi phát sóng trực tuyến để hướng dẫn chăm sóc sắp đẹp.
Amorepacific đang lên kế hoạch cắt giảm số lượng cửa hàng mang thương hiệu Innisfree ở Trung Quốc nhưng dự báo doanh số mỹ phẩm trực tuyến sẽ chiếm 50% tổng doanh số của Amorepacific ở thị trường đông dân nhất thế giới vào năm sau, theo Công ty chứng khoán Yuanta Securities Korea.

Tại thị trường nội địa, Amorepacific chứng kiến doanh số trực tuyến tăng từ 20% lên mức 30% tổng doanh số.
“Chi tiêu cho mỹ phẩm đã suy giảm ngay cả trước Covid-19. Đại dịch này càng khiến nhu cầu mỹ phẩm suy giảm thêm. Chỉ những mỹ phẩm nhất thiết phải có, chẳng hạn như các sản phẩm chăm sóc da hay xử lý các vấn đề về da vẫn duy trì doanh số tốt”, Hye-mi Kim, nhà phân tích ở Công ty Cape Investment & Securities ở Seoul, cho hay.

Theo Bloomberg

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới