Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ngành điện đang “chết khát”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngành điện đang “chết khát”

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung làm công suất đầu nguồn điện vượt qua mức 36.000 MW. Tất cả các nguồn điện đều được huy động nhưng cũng đã đến mức rất căng thẳng.

Ngành điện đang “chết khát”
Công suất khả dụng của ngành điện đang chạm ngưỡng vì nắng nóng. Ảnh:TL

Tin từ Tập đoàn điện lực (EVN) cho biết hôm 19-5, lần đầu tiên trong lịch sử, công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc đã vượt qua con số 36.000 MW.

Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, 5 tháng đầu năm chưa phải là thời kỳ cao điểm nắng nóng nhưng hệ thống điện đã ghi nhận lượng điện tiêu thụ cao chưa từng thấy, vượt “đỉnh” năm 2018.

Ngày 24-4, công suất đầu nguồn cực đại (Pmax) toàn hệ thống là 37.703 MW, tăng 16,2% so với năm trước và vượt qua Pmax trong đợt nắng nóng cực đoan nhất năm 2018 vào tháng 7.

Lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 18-5-2019 lên đến 756,9 triệu kWh, vượt đỉnh năm 2018 là 725 triệu kWh. Theo số liệu thống kê 4 tháng đầu năm nay, lượng điện tiêu thụ đạt 74,3 tỉ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.

Với đà nắng nóng trên 40 độ ở miền Bắc và miền Trung như những ngày vừa qua, tình hình tiêu thụ điện được dự báo sẽ còn lập những kỷ lục mới không mong muốn.

Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như từng gia đình.

Điều đó dẫn đến công tác vận hành nguồn điện căng thẳng. Hiện chỉ có các hồ tại khu vực miền Bắc có lưu lượng nước về tương đối khá, tương đương trung bình nhiều năm. Các hồ miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam tình hình thủy văn không thuận lợi. Sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỉ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 3 ngày làm việc. Nếu tính riêng các hồ miền Nam chỉ còn 0,38 tỉ kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ tại khu vực này trong 1 ngày.

A0 đã phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu từ tháng 4 để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tổng sản lượng nhiệt điện dầu huy động đến thời điểm này là 160 triệu kWh và sẽ còn phải huy động nguồn điện giá cao này thời gian tới.

Thực tế những năm qua cho thấy, nếu vào cao điểm nắng nóng tháng 5 và tháng 6, phụ tải còn tăng cao nữa. Công suất cực đại dự kiến ở mức 37.000 đến 39.000MW. Tổng công suất đặt của toàn hệ thống điện Việt Nam hiện có hơn 49.000 MW. 

EVN cho biết: Trong mùa khô và các tháng còn lại của năm 2019, EVN gặp khó khăn rất lớn do lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ ở khu vực miền Nam đã gần về mực nước chết. Bên cạnh đó, nguồn khí sau nhiều năm khai thác cao đã suy giảm. Nguồn than trong nước hiện nay cũng không thể đảm bảo đủ cho sản xuất điện và đã phải nhập khẩu than.

Trước tình hình này, EVN sẽ huy động linh hoạt thuỷ điện theo lưu lượng nước về và nhu cầu phụ tải, đảm bảo khả dụng đến cuối mùa khô. Các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí khu vực miền Nam sẽ được huy động tối đa công suất. EVN cũng đã chủ động phối hợp với PVN, Vinacomin để triển khai những giải pháp đảm bảo nhiên liệu cho phát điện.

Hiện tại, EVN đã huy động 166 triệu kWh nhiệt điện dầu và khoảng 500 triệu từ tourbin khí chạy dầu. Giá điện chạy dầu DO là 4.000-5.000 đồng/kWh, điện dầu FO cũng khoảng 2.800-3.000 đồng/kWh. Có 1.500 MW điện mặt trời với giá 9,35 cent (khoảng 2.200 đồng/kWh tại thời điểm hiện tại) cũng đã được huy động.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới